Ngữ Văn lớp 6 - Hoán dụ

Ngữ Văn lớp 6 - Hoán dụ

I. Hoán dụ là gì ?

1. Ví dụ

 *Các từ in đậm trong câu thơ sau chỉ ai?
      Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

2. Nhận xét

- Áo nâu : chỉ những người nông dân

- Áo xanh : chỉ những người công nhân

- Nông thôn, thành thị: chỉ người ở nông thôn , thành phố.

- Quan hệ đặc điểm tính chất với sự vật có đặc điểm giống nhau.

- Cách gọi (2) dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng( nông thôn , thành thị) với vật bị chứa đựng( những người sống ở nông thôn và thành thị).

→ Ngắn gọn , tăng tính hình ảnh và hàm súc cho câu văn nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.

3. Ghi nhớ

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

II. Các kiểu hoán dụ.

1.Ví dụ :

*Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?
a)      Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
b)      Một cây làm chẳng nên non
  Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
c)      Ngày Huế đổ máu
         Chú Hà Nội về
         Tình cờ chú cháu
         Gặp nhau Hàng Bè

2. Nhận xét

a. Bàn tay : Một bộ phận của con người được dùng để thay cho người lao động nói chung ( bộ phận toàn thể).

b. Một , ba : số lượng cụ thể được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung ( quan hệ cụ thể - trừu tượng).

c. Đổ máu : đấu hiệu thay cho sự mất mát nói chung( dấu hiệu sự vật  - sự vật).

3. Ghi nhớ

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là:
- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng