Ngữ Văn lớp 6 - Ôn tập truyện dân gian

Ngữ Văn lớp 6 - Ôn tập truyện dân gian

I. Thực hiện các câu hỏi sách giáo khoa

1. Định nghĩa về truyện dân gian đã học

* Truyền thuyết: là truyện dân gian truyền miệng kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, quá khứ; truyện thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện, nhân vật lịch sử.

* Cổ tích: Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc thường có yếu tố hoang đườngthể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của thiện – ác, tốt- xấu;  công bằng- bất công

* Ngụ ngôn

* Truyện cười

2. Tóm tắt một số truyện dân gian

3. Thống kê các văn bản theo thể loại

* Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên, Bánh chưng bánh giầy, Thánh Gióng, STTT, sự tích Hồ Gươm.

* Cổ tích: Sọ Dừa, Thạch sanh, Êm bé thông minh, cây bút thần; ...

* Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, …

* Truyện cười: Treo biển; Lợn cưới, áo mới.

II. Đặc điểm tiêu biểu của các loại truyện đã học

* Thần thoại: Con rồng cháu tiên:thần thánh, giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán , mơ ước chiến thắng thiên nhiên giặc ngoại xâm

* Truyền thuyết:  Thánh Gióng , Sơn Tinh Thủy Tinh, Bánh Chưng Bánh Dầy, Sự tích Hồ gươm

- Có hiều chi tiết tưởng tượng kì ảo

- Có cơ sở lịch sử, cốt lõi sự thật lịch sử.

- Người kể, người nghe tin…

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá…

* Cổ tích: Sọ Dừa, Thạch Sanh , Em bé thông minh,cây bút thần, ông lão đánh cá và con cá vàng...

- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo

- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân, ca ngợi người anh hùng, người nghèo thông minh, tài giỏi, ở hiền gặp lành, kẻ ác bị trừng trị

*Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, đeo nhạc cho meò, Chân, tay, tai , mắt , miệng...

- Ngụ ý răn dạy con người về đạo đức, lối sống phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi...

*Truyện cười: Treo biển, lợn cưới

- Không có yếu tố kì ảo nhưng có yếu tố gây cười

- Chế giễu châm biếm phê phán những tên xấu, người tham, khoe khoang, bủn xỉn

 III. So sánh

1. Truyền thuyết với truyện cổ tích

- Giống nhau:

+ là thể loại tự sự của văn học dân gian

+ Đều có yếu tố tưởng tượg, kì ảo

+ Có nhiều chi tiết giống nhau: ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường.

- Khác:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân. được mọi người tin…

+Truyện cổ tích kể về cuộc đời … thể hiện quan niệm, ước mơ., kể về những nhân vật thuộc một số kiểu khác nhau, không có thật

2. So sánh ngụ ngôn và truyện cười

-Giống nhau:

+Phê phán chế giễu những hành động cách ứng xử trái với điều ngưòi ta muốn răn dạy

+ Thuộc thể loại tự sự dân gian

+ Có yếu tố gây cười

-Khác:

+Truyện cười:gây cười để mua vui hoặc chế giễu, phê phán châm biếm những hiện tượng tính cách đáng cười

+ Ngụ ngôn: Khuyên nhủ răn dạy ngưòi đời một bài học nào đó cụ thể trong cuộc sống