Ngữ Văn lớp 6 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Ngữ Văn lớp 6 - Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

I.Từ nhiều nghĩa

1. Ví dụ:

- Bài thơ "Những cái chân" của Vũ Quần Phương:
"Cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com-pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hàng ngày
Ba chân xòe trong lửa
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái vòng Trường Sơn
Không chân, đi khắp nước"

* Nhận xét

a. Có 6 từ chân

b. Có 4 sự vật có chân, 1 sự vật không chân

c. Nghĩa của từ chân trong 4 sự vật

- Giống: đều tiếp xúc với đất

- Khác: Về chức năng

+ Chân gậy : giúp đỡ bà

+ Chân Compa : Giúp quay

+ Chân kiềng :  đỡ thân kiềng

+ Chân bàn : đỡ thân bàn

-> Chân là từ đa nghĩa(Nhiều nghĩa)

Ví dụ 2 : Từ “Mũi”

+ Bộ phận cơ thể của người hoặc động vật, dung để hô hấp : cái mũi

+ Bộ phận nhọn của đồ vật :Mũi kim , kéo, dao, lê…

+ Bộ phận phía trước của phương tiện giao thông: Thuyền , tàu , xe

+Bộ phận cuả lãnh thổ :mũi đất, mũi cà mau, mũi né..

2. Ghi nhớ   

Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa

 II. Hiện tượng chuyển nghĩa của  từ

1.Ví dụ:

Đọc lại ví dụ ở phần 1:

- Chân: Là bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi đứng

Chân (1)-> Nghĩa gốc

= >Làm cơ sở hình thành nghĩa khác

- Chân(2,3) -> Nghĩa chuyển, được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc

=> Trong một câu cụ thể, mỗi từ thường được dùng  với một nghĩa cụ thể. Tuy nhiên vẫn có một câu dùng cả nghĩa gốc lẫn nghĩa bóng

2. Ghi nhớ:

- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa
- Trong từ nhiều nghĩa có: 
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác
+ Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc
- Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.