Ngữ Văn lớp 6 - Em bé thông minh

Ngữ Văn lớp 6 - Em bé thông minh

I. Tìm hiểu chung

1. Đọc

2. Giải thích từ khó

Oái oăm: trái hẳn bình thường đến mức không ngờ tới được.
Lỗi lạc: tài giỏi khác thường, vượt trội mọi người
Tưng hửng: ngẩn ra vì bị mất hứng thú đột ngột khi sự việc xảy ra trái với điều mình mong muốn và tin chắc
Trẩy kinh: đi đến kinh đô 
Cam đoan: Khẳng định điều mình trình bày là đúng và hứa chịu trách nhiệm để người khác tin
Ngả trâu: mổ trâu để lấy thịt
Hoàng cung: nơi vua ở
Sân rồng: sân chầu trước cung điện nhà vua
Triều thần, đình thần: các quan lại trong triều đình
Công quán: nhà dành để tiếp các quan phương xa về kinh
Dụ chỉ: lời vua truyền bảo
Dinh thự: nhà to, đẹp, dành riêng cho những người có chức tước cao

3. Bố cục:       

Chia thành 4 đoạn

- Đoạn 1 : Giới thiệu em bé thông minh

- Đoạn 2 :Tài thông minh của chú bé giúp dân làng thoát nạn

- Đoạn 3 : Nhờ thông minh chú bé được vua ban thưởng

- Đoạn 4 :Chú bé được phong trạng nguyên

II. Tìm hiểu văn bản

1. Hình thức câu đố

- Phổ biến trong truyện dân gian nói chung, trong truyện cổ tích nói riêng( truyện Trạng, lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh)

- Tác dụng:

+ Tạo tình huống để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.

+ Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển

2. Tài năng của em bé qua những lần giải đố:

a.Giải câu đó của viên quan

- Hoàn cảnh : hai cha con đang làm ruộng cha cầy, con đập đất

- Giải đố bằng cách đố lại khiến quan sửng sốt, không biết đối đáp sao cho ổn

b. Giải câu đố lần thứ 1 của Vua:

- Vua ban gạo và 3 con trâu đực, bắt đẻ thành 9 con nếu không cả làng bị phạt

-> là câu đố

- Em bé : Thỉnh cầu cua bắt bố đẻ em bé cho mình -> vừa là câu đố, vừa là lời giải, vì vạch ra cái vô lí trong lệnh vua

-> Dùng đố để giải đố khiến vua và đình thần phải thừa nhận em là ngươig thong minh tài giỏi

c. Giải câu đố thứ 2 của vua:

- lệnh cho em sắp 3 cổ thức ăn chỉ bằng 1 con chim sẻ - > câu đố

- Giải lệnh vua : yêu cầu Vua rèn con dao từ một cây kim may áo

-> thông minh hơn người,lòng can đảm tính hồn nhiên

d.Giải câu đố của viên sứ thần nước ngoài

- Dùng sợi chỉ xâu qua một con ốc vặn

- Muốn xâm chiếm nước ta nhưng còn e nước ta có nhiều người tài giỏi

- Các đại thần vò đầu suy nghĩ, các ông trạng, các nhà thông thái đều lắc đầu bó tay :Dùng miệng hút,bôi sáp vào sợi chỉ...

- Em bé : bắt con kiến buộc chỉ ngang lưng, bôi mở..

->Hơn tất cả những bậc tài giỏi trong triều đình , khiến sứ thần nước ngoài thán phục

=> Câu đố càng lúc càng khó khăn hơn, em bé tài trí thông minh, lanh lợi, hồn nhiên, trong sáng

3. Ý nghĩa của truyện

- Đề cao trí thông minh, trí khôn của dân gian, đề cao kinh nghiệm sống

- Tạo tiếng cười vui vẻ, hài hước  vì có các tình huống bất ngờ thú vị, người đọc yêu thích tài năng, sự hồn nhiên ngây thơ của em bé

*  Ghi nhớ : Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian ( qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm ,... ) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày