Ngữ Văn lớp 6 - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Ngữ Văn lớp 6 - Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

I. Đọc - Tìm hiểu chung

1. Đọc và giải thích từ khó

- Hăm hở: dáng bộ hăng hái, muốn thực hiện nhanh ý định
- Nói thẳng: nói trực tiếp, không giấu giếm những điều muốn nói
- Lờ đờ: chậm chạp, thiếu tinh ranh
- Lừ đừ: chậm chạp, mệt mỏi
- Tê liệt: mất cảm giác và khả năng cử động
- Ăn không ngồi rồi: chỉ ăn, không làm, sống hưởng thụ mà không lao động
- Khoan khoái: có cảm giác dễ chịu, thoải mái
- Tị:so tính, không bằng lòng trước những gì người khác được hưởng 

II. Đọc -Tìm hiểu văn bản

1. Nguyên nhân xảy ra sự việc

- Chân, tay, tai, mắt, miệng.

- Trí tuởng tượng phong phú và nghệ thuật hư cấu

- Do họ làm việc mệt nhọc quanh năm để lão Miệng hưởng thụ.

-> Họ chỉ nhìn thấy cái bề ngoài mà chưa thấy sự chặt chẽ bên trong: nhờ miệng ăn mà cơ thể khoẻ mạnh.

=> Cái nhìn và sự so sánh như vậy thật là đáng trách

2. Cuộc đình công và kết quả:

-Họ không làm gì nữa,trừng phạt lão miệng

- Kéo dài đến ngày thứ 7

- Kết quả: lão miệng nhợt nhạt cả môi, những kẻ đình công cũng bị trừng phạt

->Miêu tả cảm giác đói  rất phù hợp với thực tế

=> cả bọn nhận ra sai lầm, đến nhà lão miệng sửa sai, sống thân thiết, mỗi người một việc không tị nạnh nhau nữa

III. Tổng kết

- Cá nhân không thể tồn tại néu tách khỏi cộng đồng

- Khuyên: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi ngừời”

* Ghi nhớ : Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.