Ngữ Văn lớp 6 - Sọ Dừa

Ngữ Văn lớp 6 - Sọ Dừa

I. Tìm hiểu chung:

1. Thể loại:

- Cổ tích Việt Nam: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật tiêu biểu:
+ Nhân vật bất hạnh: Người mồ côi, Người con riêng, Người có hình dạng xấu xí
+ Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kỳ lạ
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật là động vật
+ Truyện thường mang yếu tố hoang đường, thể hiện giấc mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công

2. Nhân vật:

- Hư cấu. Từ xấu xí đến tuấn tú

3. Bố cục:

3 phần
Phần 1: Từ đầu … “Đặt tên Sọ Dừa”: Sự ra đời của Sọ Dừa
Phần 2: Tiếp theo … “Dùng đến”: Sự tài giỏi của Sọ Dừa
Phần 3: Còn lại: Lý do cô Út lấy Sọ Dừa

II. Đọc – Hiểu văn bản

1. Sự ra đời của Sọ Dừa:

- Người mẹ uống nước trong chiếc sọ dừa, mang thai và sinh ra Sọ Dừa
- Hình dạng:
+ Không tay, không chân như quả dừa
+ Cứ lăn lóc trong nhà, chẳng làm được việc gì
=> Hình dạng xấu xí gợi sự cảm thương đối với nhân vật

2. Sự tài giỏi của Sọ Dừa:

- Chăn bò giỏi, thổi sáo hay
- Nhanh chóng đáp ứng đủ lễ vật theo lời thách cưới của phú ông
- Thông minh, miệt mài đèn sách để thi đỗ trạng nguyên
- Đoán trước sự cố xảy ra với vợ.
=> Hình dáng bên ngoài và phẩm chất của Sọ Dừa trái ngược nhau để khẳng định giá trị chân chính của con người

3. Lý do cô Út lấy Sọ Dừa:

- Cô Út hiền lành, tính thương người, đối xử với Sọ Dừa rất tốt
- Sọ Dừa bề ngoài xấu xí nhưng tài giỏi và thông minh
=> Nhờ vậy mà cô Út trở thành vợ của trạng nguyên và có cuộc sống hạnh phúc

4. Tổng kết:
- Ý nghĩa văn bản:
+ Lòng nhân ái với những người bất hạnh, phẩm chất bên trong tạo nên giá trị đáng quý của con người
+ Truyện thể hiện ước mơ đổi đời, hạnh phúc của người lao động xưa
- Nghệ thuật:
+ Sử dụng các chi tiết nghệ thuật đối lập
+ Xây dựng các hình tượng nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng
+ Kết thúc có hậu thể hiện quan niệm, triết lý dân gian về quy luật của cuộc đời