Ngữ Văn lớp 6 - Phương pháp tả cảnh

Ngữ Văn lớp 6 - Phương pháp tả cảnh

I. Phương pháp viết văn tả cảnh.

 1. Ví dụ:

Đọc cái văn bản sau:
a) Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
b) Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. thuyền xuôi giữa những dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lopwsn ày chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, ... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai
c) Lũy làng là một vành đai phòng thủ kiên cố! Lũy làng có ba vòng bao quanh làng. Màu xanh là màu của lũy.
Lũy ngoài cùng, trồng tre gai, thứ tre gốc to, thân to nhưng ngoằn ngoèo không thẳng, cành rậm, đan chéo nhau. Mỗi nhánh tre lại có những gai tre nhọn hoắt, rất cứng, mà những ai bén mảng vào ven lũy, vô ý giẫm phải, khêu nhổ cũng khá phiền. 
Lũy tre ngoài cùng này không đốn, tre đời nọ truyền đời kia. Tre cụ, tre ông, tre bà, tre cha, tre mẹ, tre con, tre cháu, chút chít, chẳng chéo bằng ngọn bằng tán, bằng cách cấy khiến con sẻ bay cũng không lọt.... Những gốc tre cứ to bự lên, chuyển thành màu mốc, khép kín vào nhau, thành bức tường thành bằng tre, mà với chiến tranh giáo mác, vọi ngựa thuở xưa, muốn đột nhập vào làng chẳng dễ gì!
Lũy giữa cùng toàn tre nhưng là loại tre thẳng (tre hóa). Lũy trong cùng của tre càng thẳng hơn. Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một dải vàng ... Tre lũy làng thay lá ... Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mưa xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp lúc nào không rõ! ...
Dưới gốc tre, tua tửa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lẫn trong lẫn ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?...

 2. Nhận xét

  a. Vì:

   Người vượt thác phải đem hết sức mình ra để chiến đấu cùng với thác dữ

 - Răng cắn chặt

 - Mắt nảy lửa

 - Quai hàm bạnh ra,…

 b.

 - Cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn.

 - Theo một trình tự:

 + Từ dưới mặt sông lên trên bờ.

 + Từ gần đến xa.

c. 

* Mở bài: Từ đầu → màu của lũy tre  

→ giới thiệu khái quát về lũy tre làng.

* Thân bài: Tiếp →  không rõ → lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của lũy làng.

* Kết bài: Còn lại  → phát biểu cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.

* Nhận xét: tác giả miêu tả từ ngoài vào trong( trình tự không gian) tả từ khái quát đến cụ thể.

3. Ghi nhớ:

 - Muốn tả cảnh cần:

  + Xác định được đối tượng miêu tả

  + Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.

   + Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự.

- Bố cục gồm 3 phần: 

  + Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.

  + Thân bài: Tả chi tiết theo một trình tự

  + Kết bài: Phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.