Ngữ Văn lớp 6 - Ẩn dụ

Ngữ Văn lớp 6 - Ẩn dụ

I. Ẩn dụ là gì ?

1. Ví dụ 

Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ Người Cha được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy?

"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"

2. Nhận xét

- Chỉ về Bác Hồ

- Vì Bác với người cha có phẩm chất giống nhau( tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con) vế dùng để so sánh ẩn đi, từ so sánh cũng không có.

3. Ghi nhớ

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. Các kiểu ẩn dụ.

1. Ví dụ

 *Các từ in đậm dưới đây được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?
     Về thăm nhà Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.

- Lửa hồng : chỉ màu đỏ của hoa râm bụt “thắp” chỉ sự nở hoa. Màu đỏ được ví với lửa hồng → 2 sự vật ấy có màu sắc tương đồng, còn nở ví với hành động thắp → giống nhau về cách thức thực hiện.

- Cảm nhận của giác quan( vị giác)

- Nắng không thể dùng thị giác để cảm nhận được.

- Nắng có thể dùng thị giác để cảm nhận không ? ( không)

→ Bằng sự chuyển đổi cảm giác.

2. Ghi nhớ

* Có 4 kiểu ẩn dụ :

- Ẩn dụ hình thức : lửa hồng - màu đỏ

- Ẩn dụ cách thức : thực hiện hạnh động( thắp - nở hoa )

- Ẩn dụ phẩm chất: người cha - Bác Hồ

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : nắng - giòn tan.