Ngữ Văn lớp 6 - Vượt thác ( Võ Quảng )

Ngữ Văn lớp 6 - Vượt thác ( Võ Quảng )

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Võ Quảng sinh năm 1920.

- Quê ở Đại Hoà - Đại Lộc - Quảng Nam.

- Là nhà văn viết cho thiếu nhi.

2. Tác phẩm :

 Vượt thác trích từ chương XI của truyện “Quê nội” viết năm 1974 là truyện thành công nhất của Võ Quảng.

3. Đọc và tìm hiểu chú thích

- Gió nồm: gió thổi từ phía đông nam ngoài biển vào đất liền nước ta, dịu mát và ẩm ướt, thường có vào mùa hạ
- Bạt ngàn: nhiều vô kể và trải ra trên một diện tích rất rộng
- Dầu rái: cây gỗ lớn có thể cao tới 30-40m, dùng lấy gỗ hoặc lấy dầu. Dầu rái dùng làm nguyên liệu trát ghe thuyền
- Cổ thụ: cây to sống đã lâu lắm
- Mãnh liệt: mạnh mẽ và dữ dội
- Chảy đứt đuôi rắn: (nước) chảy mạnh và nhanh từ trên cao xuống, dòng nước như bị ngắt ra
- Cù lao: tên một nhân vật thiếu niên trong truyện, con của chú Hai, vì sinh ngoài đảo nên được đặt tên là Cù Lao ( cù lao: đảo nhỏ )
- Hòa Phước: tên làng, quê của những nhân vật chính trong Quê nội
- Rập ràng: nhịp nhàng, nhanh và đều
- Nhanh như cắt: rất nhanh và dứt khoát, ví với sự nhanh nhẹn của chim cắt
- Hiệp sĩ: người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực kẻ yếu và cứu giúp người gặp nạn
- Lúp xúp: nhiều cái ở gần nhau, thấp và sàn sàn như nhau

4. Bố cục

- Ba đoạn:
+ Đoạn 1 ( Từ đầu đến “nhiều thác nước”): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác
+ Đoạn 2 ( tiếp theo đến “qua khỏi thác Cổ Cò” ): Cảnh con thuyền vượt qua thác dữ
+ Đoạn 3 ( Phần còn lại ): Con thuyền khi vượt qua thác dữ

II. Tìm hiểu văn bản.

1. Cảnh thiên nhiên trước và sau khi thuyền vượt thác.

* Cảnh dòng sông:

- Hình ảnh con thuyền :

 +  Cánh buồm nhỏ căng phồng

 +  Rẽ sóng lướt bon bon

 +  xuôi chầm chậm.

- Những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây , dầu rái,…

→ Con thuyền là sự sống của dòng sông.

* Cảnh hai bên bờ.

- Bãi dâu trải ra bạt ngàn.

- Những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước

- Những  núi cao  sừng sững

- Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước

→ Dùng từ láy gợi hình và phép so sánh, nhân hoá .

- Lúc đầu thì êm đềm , hiền hoà thơ mộng , quang cảnh rộng rãi , trù phú.

-  Đoạn cuối  thì có nhiều thác dữ, cảnh vật um tùm, đồng ruộng mở ra

 → Phong phú , đa dạng, giàu sức sống vừa tươi đẹp , vừa nguyên sơ và cổ kính

2. Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư

* Hoàn cảnh vượt thác

- Mùa nước to, nước từ trên cao phóng xuống .

- Thuyền vùng vằng cứ chực tụt

→ Đầy khó khăn,  gian khổ, nguy hiểm.

*Hình ảnh dượng Hương Thư.

- Như một pho tượng đồng đúc

- Bắp thịt cuồn cuộn

- Răng cắn chặt

- Ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ

→ So sánh : rắn chắc, bền bỉ , quả cảm và tinh thần vượt lên gian khó.

→ Đề cao sức mạnh của người lao động, tình cảm quý trọng đối với người lao động trên quê hương.

III. Tổng kết :

1. Nội dung

 - Cảnh thiên nhiên , sông nước , cây cối  rộng lớn  hùng vĩ

 - Nổi bật vẽ hùng dũng của người lao động.

2. Nghệ thuật

- Miêu tả , so sánh, nhân hóa.

- Chọn điểm nhìn thuận lợi cho quan sát

- Sự liên tưởng , tưởng tượng phong phú

- Có cảm xúc với đối tượng miêu tả