Ngữ Văn lớp 6 - Kể chuyện tưởng tượng

Ngữ Văn lớp 6 - Kể chuyện tưởng tượng

I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng

 Ví dụ 1: Chân, tay, tai, mắt, miệng

- Tưởng tượng các bộ phận trong cơ thể là những nhân vật riêng được gọi bằng: bác, cô, cậu, lão.

- Tưởng tượng để làm rõ ý nghĩa: con người phải đoàn kết, nương tựa vào nhau, không tách rời…

=> Tưởng tượng nhằm thể hiện một chủ đề

- Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận đựoc nhân hóa, biết suy nghĩ, nói năng,hành động như con người(so bì, đình công)

=> Tưởng tượng không đựoc tùy tiện mà phải dựa vào lôgíc tự nhiên

Ví dụ 2 : Lục súc tranh công

- Sáu con gia súc nói được tiếng người

- Sáu con gia súc kể công và kể khổ

-> Dựa trên sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật

=> Thể hiện một tư tưởng: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì.

- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa

•           Ghi nhớ

- Tưởng tượng là truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình không có trong sách vở nhưng có ý nghĩa nào đó

- Truyện một phần dựa vào những đièu có thật, có ý nghĩa rồi tưởng tượng thêm cho thú vị, làm cho ý nghiã thêm nổi bật