Ngữ Văn lớp 6 - Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử ( Thúy Lan )

Ngữ Văn lớp 6 - Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử ( Thúy Lan )

I. Đọc - Tìm hiểu chung

1 Khái niệm

- Văn bản nhật dụng là những văn bản có nội dung gần gũi bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của cộng đồng xã hội như : thiên nhiên , môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma túy…

2. Đọc và tìm hiểu chú thích.

- Chứng nhân: người làm chứng, người chứng kiến
- Khởi công: bắt đầu xây dựng công trình
- Ép-phen: kĩ sư người Pháp, người đã xây dựng tháp Ép-phen nổi tiếng ở thủ đô Pa-ri, Pháp. Theo một tài liệu đáng tin cậy mới công bố thì gần đây Ép-phen không phải là người đã thiết kế cầu Long Biên mà là hai kỹ sư người Pháp khác
- Thiết kế: xây dựng đồ án, làm bản vẽ kèm theo các tính toán cần thiết để dựa vào đó mà xây dựng
- Bi tráng: vừa buồn bã vừa hùng tráng
- Khiêm nhường: khiêm tốn, biết nhường nhịn trong ứng xử; ở đây chỉ vị trí của câu Long Biên không còn được như trước mà đã kém xa các cầu bắc qua sông Hồng vừa được xây dựng về nhiều mặt
- Toàn quyền: chức quan đứng đầu bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương trước đây
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất: chỉ giai đoạn từ năm 1897 đến năm 1914
- Hành lang: lối đi
- Trường chinh: cuộc chiến đấu lâu dài
- Hào hoa: sang trọng, lịch sự, rộng rãi
- Không lực: lực lượng không quân
- Cầu Đất: tên một xóm, nay là một phố thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cách cầu Long Biên không xa về phía hạ lưu
- Sừng sững: cao, to, dựng đứng như che hết tầm mắt
- La-de: một loại ánh sáng đặc biệt
- Cảnh vệ: người thuộc lực lượng vũ trang, chuyên làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ
- Trù phú: đông người ở và giàu có
- Trầm ngâm: chỉ dáng vẻ đang suy nghĩ, nghiền ngẫm điều gì đó

3.Bố cục :

3 đoạn:
+Đoạn 1 ( Từ đầu đến “Thủ đô Hà Nội” ): giới thiệu vai trò chứng nhân lịch sử của cầu
+ Đoạn 2 ( Tiếp theo đến “Dẽo dai vững chắc” ): biểu hiện nhân chứng lịch sử của cầu Long Biên
+ Đoạn 3 ( Còn lại ): cầu là nhân chứng của tình yêu đất nước Việt Nam

II. Đọc - hiểu văn bản.:

1. Cầu Long Biên chứng nhân đau thương của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

- Tên cầu : Đu – me → là tên viên quan Pháp toàn quyền Đông Dương, nó biểu thị quyền lực của Pháp ở VN.

- Được xây dựng với quy mô lớn, do kỷ sư người Phàp thiết kế ( dài 2. 290 nặng 17 nghìn tấn).→ phục vụ cho việc khai thác kinh tế của Pháp ở VN.

- Nó được xây dựng bằng mồ hôi và xương màu của bao con người

2. Cầu Long Biên - Chứng nhân của cuộc sống lao động hòa bình

- Đó là cây cầu thắng lợi của c/ m tháng 8

- Nhân chứng của cuộc sống lao động , hòa bình.

→ Giàu hình ảnh ,cảm xúc, gợi cảm giác êm đềm thư thái cho người đọc.

3. Cầu Long Biên - Chứng nhân đau thương và anh dũng

- Là mục tiêu ném bom của Mỹ

- Đợt 1: cầu bị đánh 10 lần hỏng 7 nhịp và 4 trục lớn.

- Đợt 2: bị đánh 4 lần, 100 m bị hỏng, 2 trục lớn bị cắt đứt.

- Năm 1972 cầu bị bom la de

→ Cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.→ Nhân hóa ( như máu ứa).→ tính chất đau thương và anh dũng

4. Cầu Long Biên chứng nhân của sự đổi mới đất nước

- Cầu Thăng Long, Cầu Chương Dương.

- Chứng nhân cho thời kỳ đổi mới.

- Là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN.

- Là nhịp cầu hòa bình là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.

III. Tổng kết:

Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước
Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn