Ngữ Văn lớp 6 - Lao Xao ( Duy Khán )

Ngữ Văn lớp 6 - Lao Xao ( Duy Khán )

I. Đọc - Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

- Duy Khán (1934 - 1995)

-  Quê ở Quế Võ - Bắc Ninh.

2. Tác phẩm

-  Trích từ tác phẩm tuổi thơ im lặng và được giải thưởng hội nhà văn năm 1987.

3. Đọc và tìm hiểu chú thích:

- Móng rồng: cây leo, lá dài, hoa màu vàng và thơm, cánh hoa uốn lại như móng con rồng, thường trồng làm cảnh
- Bồ các: chim cỡ vừa, đuôi dài, lông đen, trên bụng và vai có lông trắng, hay đi kiếm ăn trên đồng ruộng
- Sáo sậu: loài sáo đầu trắng, cổ đen, lưng màu nâu xám, bụng trắng, kiếm ăn từng đôi ở các nương bãi
- Tọ tọe: mới tập nói còn chưa sõi
- Tu hú: ở đây là cây vải; sở dĩ gọi thế vì vải chín vào đầu mùa hè, khi chim tu hú kêu
- Thống buổi: xế, quá nửa buổi
- Kẻ cắp gặp bà già: kẻ tinh ranh, quỷ quyệt lại gặp đối thủ xứng đáng, khôn ngoan, dày dạn kinh nghiệm
- Ngấp ngoái: trạng thái sắp hấp hối, chỉ còn chờ chết

4.  Bố cục :

2 đoạn:
+ Đoạn 1 (Từ đầu đến “râm ran”): cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê
+ Đoạn 2 ( Còn lại ): Thế giới các loài chim

II. Đọc - Tìm hiểu văn bản.

1.  Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả.

- Các loài hoa : hoa lan, hoa giẻ, hoa muống sống.

- Ong vàng , ong vò vẽ, ong mật.

- Bướm hiền lành bỏ chốn lao xao…

→ Câu đơn ngắn kết hợp với so sánh, từ láy tượng thanh ( lao xao) → Tạo một bức tranh sinh động về sự sống trong thiên nhiên.

2. Thế giới các loài chim.

- Phân loại chúng theo 2 nhóm:

a. Chim hiền .

- Bồ các, chim ri, sáo sậu , tu hú

gọi tên từng loài chim và dây mơ rể má họ hàng của chúng( chú , bác, dì , cậu.)

→ Nhân hóa → gợi mối quan hệ họ hàng ràng buộc thân thiết trong thế giới loài chim theo quan niệm và tưởng tượng của dân gian.

- Âm thanh:        - bồ các: các các

                       - tu hú: tu hú

                       - Nhạn : chéc chéc.

→ Từ láy tượng thanh rất chính xác về tiếng của loài chim

- Đặc điểm hoạt động( hót , kêu, bay)

→ Chúng đem lại niềm vui cho  mùa màng ,con người.

b. Chim ác.

- Khi bìm bịp kêu thì một loạt chim ác xuất hiện.

- Chim diều hâu, chim quạ , chim cắt.

- Mũi khoằm, đánh hơi xác chết và gà con rất tinh.

- Lao như mũi tên xuống ta gà con, lao vụt lên mây xanh vừa lượn vừa ăn.

- Bắt gà con, ăn trộm trứng, ngó nghiêng ở chuồng lợn.

- Cánh nhọn như mũi dao bầu chọc tiết lợn. Khi đánh nhau xỉa bằng cánh, vụt đến vụt biếm như quỉ

- Dùng những động từ so sánh để kể và tả Trên các phương diện: hình dáng , lai lịch , hành động.

 Lột tả được các loài chim ăn thịt hung dữ.

c. Chim trị ác.

- Loài chim dám đánh lại các loài chim ác, chim xấu.

- Hình dáng : Như những mũi tên đen hình đuôi cá.

- Hoạt động: 

+ Lao vào đánh diều hâu.

+ Vây vào đánh quạ tứ phía có con quạ chết rủ xương.

+ Cả đàn vây đánh chim cắt khiến chim cắt rơi xuống ngấp ngoái

- So sánh, từ láy, động từ ® diễn tả sự dũng cảm của chèo bẻo.

® Dù có tài đến đau mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị.. Sức mạnh của cộng đồng sẽ làm nên sức mạnh và chiến thứng, đó không chỉ là quy luật của loài chim mà còn của con người.

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật .

- Nghệ thuật miêu tả, tài quan sát tinh tường.

- Cần có sự hiểu biết khi miêu tả, kể chuyện. Biết lồng cảm xúc , thá độ khi viết.

2. Nội dung.

- Hiểu thêm một số loài chim ở làng quê Việt Nam.

- Thấy được sự quan tâm của con người với loài vật.

- Yêu quí các loài chim quanh ta

- Yêu làng quê.

* Ghi nhớ :  Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả bài văn đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê