Ngữ Văn lớp 6 - Lượm ( Tố Hữu )

Ngữ Văn lớp 6 - Lượm ( Tố Hữu )

I. Đọc - Tìm hiểu chung

1.Tác giả

 - Tố Hữu (1920 – 2002) - ở Huế -  nhà cách mạng , nhà thơ hiện đại.

2. Tác phẩm

Sáng tác 1949 trong kháng chiến chống Pháp.

3. Đọc và tìm hiểu chú thích.

- Ngày Huế đổ máu: ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược ( năm 1947 )
- Hàng Bè: tên một đường phố ở thành phố Huế
- Loắt choắt: dáng nhỏ bé mà nhanh nhẹn
- Xắc: ở đây là xắc cốt - túi bằng vải hoặc dày da, có một quai đeo ở bên người, dùng để đựng sổ sách, giấy tờ
- Ca lô: loại mũ mềm bằng vải, không có vành, nhọn hai đầu, phía trên bóp lại, còn gọi là mũ chào mào. Thời kỳ đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, dân quân, tự vệ và bộ đội ta thường đội mũ này
- Đi liên lạc: làm công việc chuyển công văn, giấy tờ, thư từ, mệnh lệnh của cơ quan, đoàn thể hay đơn vị bộ đội,... Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, có một số em thiếu nhi xung phong vào bộ đội làm liên lạc
- Đồn Mang Cá: đồn binh lớn trong thành phố Huế, có từ thời triều Nguyễn. Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, nơi này thành đồn của quân Pháp. Sau cách mạng tháng Tám 1945, bộ đội ta đóng quân ở đây.
- Bồ quân: cây có quả chín màu đỏ tím, ở đây ví màu má của chú bé đỏ như trái bồ quân
- Thượng khẩn: rất gấp. Những công văn, mệnh lệnh có đề "Thượng khẩn" thì người chuyển phải tìm mọi cách chuyển nhanh nhất đến nơi nhận ( thượng: ở vị trí cao, vị trí trên, đối lập với hạ; khẩn: cần kíp, gấp gáp )
- Đòng đòng: bông lúa non, còn ở trong bẹ lá

4. Thể loại

- Thơ tự sự, thể thơ 4 chữ.

5. Bố cục

 3 đoạn.

+ Đoạn 1( từ đầu đến cháu đi xa dần ): việc gặp gỡ chú bé Lượm

+ Đoạn 2( tiếp đến lượm ơi còn không ): việc ra đi của Lượm

+ Đoạn 3( còn lại ): điệp khúc về chú bé Lượm

II. Đọc - Tìm hiểu văn bản.

1. Hình ảnh Lượm.

a. Cuộc giặp gỡ tình cờ với nhà thơ.

- Ngày Huế đổ máu → sự ác liệt của chiến tranh → ẩn dụ.

- Liên lạc→ Phù hợp với lứa tuổi.

* Hình dáng: loắt choắt , thoăn thoắt, nghênh nghênh, híp mí, má đỏ.

→ Từ láy gợi hình → một hình dáng nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn , hoạt bát.

* Trang phục: xinh xinh, ca lô đội lệch

→ Gọn , đẹp phù hợp với công việc .

* Cử chỉ , lời nói :

Mồm huýt sáo vang ; Như con chim chích.

Cháu đi liên lạc , vui hơn ở nhà…..

- So sánh → nhanh nhẹn đáng yêu.

b. Hình ảnh Lượm trong lúc làm nhiện vụ và hy sinh.

- Bỏ thư vào bao ; Thư đề thưọng khẩn

- Vụt qua mặt trận ; Đạn bay vèo vèo.

→ Động từ , tính từ miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh.

- Một dòng máu tươi ; Cháu nằm trên lúa,…Hồn bay giữa đồng.

→ Vừa xót thương , vừa cảm phục. Một cái chết dũng cảm, nhẹ nhang , thanh thản.

→ Lượm không còn nhưng hình ảnh Lượm vẫn còn sống mãi với chúng ta.

2. Tình cảm của nhà thơ

- Chú – cháu → thân thiết , ruột rà.

- Hai lần gọi Lượm là đồng chí.

→ Vừa thân tình , vừa trân trọng coi Lượm như là đồng chí.

- Ra thế                Thôi rồi Lượm ơi

Lượm ơi !             Lượm ơi ! còn không.

→ Câu thơ ngắt làm đôi→ Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào, đau xót. Lượm vẫn sống mãi trong tâm trí nhà thơ, Lượm còn mãi với đất nước.

III. Tổng kết :

1. Nội dung

- Khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc.

- Biểu hiện tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả.

2. Nghệ thuật

 Kết hợp miêu tả và biểu cảm. Thể thơ 4 tiếng gieo vần cuối.

Cấu trúc nhiều từ láy gợi hình.