Ngữ Văn lớp 6 - Tìm hiểu chung về văn tự sự

Ngữ Văn lớp 6 - Tìm hiểu chung về văn tự sự

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của  phương thức tự sự

1. Đọc ví dụ:   

- Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe, Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.
a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muốn biết điều gì mà người kể phải làm gì?
b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa được không? Vì sao?

2. Nhận xét

- Gặp trường hợp như thế thì:

Người nghe muốn biết một câu chuyện cổ tích. Người kể phải kể một câu chuyện để người nghe biết.

- Thánh Gióng đã dánh đuổi  giặc Ân ra khỏi bờ cõi

* Các sự việc:

- Hai ông bà hiếm muộn…-> Mang thai

- sinh con lên 3 không nói không cười

- Sứ giả tìm người tài -> kêu vào

- Lớn nhanh…

- Đánh tan giặc, bay về trời , vua lập đền → Ca ngợi công đức của người anh hùng làng Gióng, thể hiện chủ đề đánh giặc  cứu nước của người Việt Cổ

+ Tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc

+ là sức mạnh cộng đồng

+ Biểu tượng của lòng yêu nước