Ngữ Văn lớp 6 - Sự tích Hồ Gươm

Ngữ Văn lớp 6 - Sự tích Hồ Gươm

I. Đọc và giải thích từ khó

1. Đọc

2. Tóm tắt

3. Giải thích từ khó

- Giặc Minh: giặc phương Bắc triều đại nhà Minh
- Đô hộ: đặt ách thống trị lên một nước khác
- Đức Long Quân: Lạc Long Quân
- Tùy tòng: đi theo để giúp việc
- Thuận Thiên: thuận theo ý trời; đây là tên thanh gươm. Sau chiến thắng quân Minh, Lê Lợi lấy hiệu là "Thuận Thiên"
- Nạm ngọc: gắn ngọc vào
- Phó thác: tin cẩn mà giao cho
- Minh công: từ ngày xưa thường dùng để tôn xưng người có danh vị
- Nhuệ khí: khí thế hăng hái, quả quyết
- Tung hoành: thỏa chí hoạt động, không gì cản trở được
- Hoàn kiếm: trả lại gươm

II. Tìm hiểu văn bản:

* Bố cục :

- Từ đầu -> đất nước: Long Quân cho mượn gươm thần

- Còn lại :Long Quân đòi gươm thần

1. Mượn gươm thần

a. Lí do cho mượn :

- Giặc Minh đô hộ, làm nhiều điều ác đối với nhân dân , dân căm giận

- Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần thất bại

b. Lê Lợi nhận gươm thần

- Lê Thận đi đánh cá ba lần vớt được luỡi gươm

- Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi đã nhặt được chuôi gươm

- Đem tra vào gươm của Lê Thuận thì vừa, sang lên 2 chữ“Thuận thiên”

-> Ý trời là phải giết giặc Minh

Thể hiện trời, dân trên dưới một lòng

c. Sức mạnh gươm thần

- Sức mạnh của nghiã quân được nhân lên gấp bội

- là vũ khí thần diệu để đi đến thắng lợi hoàn toàn

d. Ý nghĩa của việc muợn gươm

- Lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng -> Sức mạnh cứu nước có ở khắp nơi

- Các bộ phận thanh gươm khép lại vừa như in -> nguyện vọng của dân tộc là nhất trí trên dưới một lòng, quyết tâm đánh giặc

- Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi là đề cao vai trò chủ tướng của Lê Lợi, trọng trách gánh vác giang sơn

=> Gươm thần làm cho nhuệ khí của nghiã quân tăng lên gấp bội, đánh thắng giặc

2. Long Quân đòi lại gươm thần

a. Hoàn cảnh :

- Nhân dân đánh tan giặc Minh , đất nước thanh bình

-Lê Lợi lên ngôi và dời đô về Thăng Long

b. Cảnh đòi và trả gươm

Lê Lợi ngự thuyền chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên đòi gươm, Lê Lợi tra gươm, Rùa Vàng đớp lấy , lặn xuống nước

-> đất nước trong cảnh thanh bình

3. Ý nghĩa của truyện

- Ca ngợi tính nhân dân,chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Đề cao , suy tôn Lê Lợi

-  Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm

- Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc

-  Rùa Vàng tượng trưng cho tổ tiên, khí thiên sông núi, tình cảm nhân dân

* Ghi nhớ : Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa ( như Rùa Vàng, gươm thần ), truyện Sự tích Hồ Gươm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lượng do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỷ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc