Ngữ Văn lớp 6 - Thầy bói xem voi ( truyện ngụ ngôn )

Ngữ Văn lớp 6 - Thầy bói xem voi ( truyện ngụ ngôn )

I. Đọc - Tìm hiểu chung:

1. Đọc:

2. Chú thích:

- Phàn nàn : Dùng lời nói để biểu thị cho điều làm mình bực bội

- Hình thù : hình dạng cụ thể và riêng biệt

- Quản voi : người cai quản voi, chịu trách nhiệm cho việc ăn uống, sức khỏe và huấn luyện con voi

3. Bố cục :

- Đoạn 1 (Từ “nhân buổi” tới “sờ đuôi”): Các thầy bói cùng xem voi

- Đoạn 2 (Tiếp theo tới “sề cùn”): Các thầy họp nhau, cùng bàn luận

- Đoạn 3 ( Phần còn lại ): Kết cục

II. Đọc tìm hiểu văn bản:

1. Cách các thầy bói xem voi:

- Hoàn cảnh: Mắt hỏng, ế khách, rỗi việc

- Mỗi phần xem được một bộ phận

- Phán :+Sờ vòi sun sun như con đĩa

             + Ngà :Chần chẫn như cái đòn càn

             + Tai :bè bè như cái quạt

             + Chân : sừng sừng như cái cột nhà

             + Đuôi : tun tủn như cái chổi sể cùn

-> Miêu tả chính xác từng bộ phận nhưng không đúng toàn thể con voi

-> Hình thức so sánh, ví von và từ láy đặc tả hình thù con voi => Câu chuyện trở nên sinh động , tô đậm cái sai lầm của  5 ông thầy bói

2. Các thầy họp nhau cùng bàn luận

- Cả 5 thầy phán sai nhưng ai cũng khăng khăng cho mình là đúng

- Thể hiện thái độ  chủ quan sai lầm, đầy tự tin

- Kết quả: đánh nhau toác đầu, chảy máu

=> Cách xem phiến diện: dùng bộ phận để chỉ toàn thể -> Thể hịên cái mù nhận thức và mù phương pháp nhận thức

3. Bài học:

- Muốn hiểu biết sự vật phaỉ xem xét chúng một cách toàn diện

- Lắng nghe ý kiến của người khác và xem lại ý kiến của mình, không nên chủ quan, tự tin quá mức trở thành bảo thủ

III. Tổng kết:

Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện
Thành ngữ :" Thầy bói xem voi "