Ngữ Văn lớp 6 - Mưa ( Trần Đăng Khoa )

Ngữ Văn lớp 6 - Mưa ( Trần Đăng Khoa )

I. Đọc - Tìm hiểu chung

1.Tác giả :

- Trần Đăng Khoa 1958

- Quê ở Hải Dương, làm thơ từ rất sớm.

2. Tác phẩm

- Bài Mưa rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả.

3.  Đọc và tìm hiểu chú thích.

4. Bố cục

3 đoạn.

- Từ đầu → Đầu tròn trọc lốc → Quang cảnh lúc trời sắp mưa.

- Tiếp → Cây lá hả hê → Cảnh trong mưa.

- Còn lại → Hình ảnh con người giữa cảnh dử đội của cơn mưa.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Quang cảnh lúc trời sắp mưa.

- Mối bay ra

- Gà rối rít tìm nơi ẩn nấp

- Ông trời mặc áo giáp đen

- Kiến hành quân

- Lá khô gió cuốn

- Cỏ gà rung tai… Sấm , chớp…

-> Động từ , tính từ đặc biệt là nhân hóa

→ Một bức tranh sinh động được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh chi tiết về hình dáng, động tác , hoạt động của nhiều cảnh vật, loài vật trước cơn mưa.

→ Khẩn trương, vội vã.

2. Quang cảnh lúc trời mưa.

- Mưa ù ù như xay lúa

- Đất trời mù trắng nước

- Cóc nhảy chó sủa

- Cây cối hả hê

→ So sánh , nhân hóa→ Cơn mưa dữ dội nhưng rất cần cho cảnh vật.

 → Tác giả quan sát và cảm nhận bằng mắt và tâm hồn cùng với sự liên tưởng tượng phong phú, tinh tế.

3. Hình ảnh con người trong cơn mưa

- Đội sấm , đội chớp

  đội cả trời mưa

→ Lối nói ẩn dụ và cách nói khoa trương.

→ Hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.

III. Tổng kết

Bằng việc sử dụng rộng rãi phép nhân hóa, với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh, bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa