Ngữ Văn lớp 7 - Từ Hán Việt (tiếp theo)

Ngữ Văn lớp 7 - Từ Hán Việt (tiếp theo)

I. TÌM HIỂU CHUNG.

1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm

a. Xét ví dụ:

- Ví dụ 1:   Phụ nữ, hoa lệ, mai táng, từ trần

-> Tạo sắc thái trang trọng , thể hiện thái độ tôn kính .

- Ví dụ 2: Tiểu tiện , tử thi

-> Tạo sắc thái tao nhã , tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ .

- Ví dụ 3: Kinh đô, yết kiến , trẫm, thần , bệ hạ

-> Tạo sắc thái cổ , phù hợp với bầu không khí xã hội xưa .

b. Kết luận:

- Trong nhiều trường hợp, người ta dùng từ Hán Việt để:

+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính.

+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục ,ghê sợ.

+ Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã  hội xa xưa.

* Ghi nhớ: Trong nhiều trường hợp, ta dùng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng, thế hiện thái độ tôn kính
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, dễ sợ
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa

2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt

 a. Xét ví dụ:

- Ví dụ 1: + Đề nghị mẹ thưởng cho con...

                + Mẹ thưởng cho con một phần ...

-> Câu 2 hay hơn vì nó thể hiện thái độ tôn trọng và lễ phép hơn.

- Ví dụ 2: + Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa

               + Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa

-> Câu 2 hay hơn vì nó tự nhiên,trong sáng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

b. Kết luận:

- Khi nói hoắc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

* Ghi nhớ: Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.