Ngữ Văn lớp 7 - Đặc điểm chung của văn biểu cảm

Ngữ Văn lớp 7 - Đặc điểm chung của văn biểu cảm

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đặc điểm của văn biểu cảm

*. Xét ví dụ 1:

 a. Đọc đoạn văn :   

 Bài văn: Tấm gương

- Ca ngợi đức tính trung thực của con người, thể hiện tình cảm ghét thói xu nịnh, giả dối.

- Tình cảm đó được bộc lộ gián tiếp thông qua hình ảnh tấm gương.

- Bố cục gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

-Tình cảm và sự đánh giá thể hiện rõ ràng chân thực.

b) Đoạn trích: "Những ngày thơ ấu"                                      

- Tình cảm cô đơn, cầu mong sự thương cảm của bé Hồng

- Biểu cảm trực tiếp thông qua những câu hỏi, lời than...

2. Kết luận:

- Mỗi bài văn biểu cảm tập trung thể hiện một tình cảm nhất định.

- Có 2 cách biểu cảm:

+ Biểu cảm trực tiếp: thổ lộ trực tiếp nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.

+ Biểu cảm gián tiếp: chọn hình ảnh ẩn dụ, có tính chất tượng trưng để gửi gắm tư tưởng, tình cảm.

* Ghi nhớ: 
-
 Mỗi văn bản biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu
- Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng ( là một đồ vật, loài cây hay hiện tượng nào đó ) để gửi gắm tương tư, tình cảm, hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng
- Bài văn biểu cảm thường có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác
- Tình cảm trong bài văn phải rõ ràng, chân thực, trong sáng thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.