Ngữ Văn lớp 7 - Ôn tập tác phẩm trữ tình

Ngữ Văn lớp 7 - Ôn tập tác phẩm trữ tình

I. Lý thuyết 1:

1. Tác giả của những tác phẩm sau:

Thứ tự

TÊN TÁC PHẨM

TÁC GIẢ

1

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Lý Bạch

2

Tiếng gà trưa

Xuân Quỳnh

3

Rằm tháng giêng, Cảnh khuya

Hồ Chí Minh

4

Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Hạ Tri Chương

5

Bạn đến chơi nhà

Nguyễn Khuyến

2. Tên tác phẩm và nội dung tu tưởng, tình cảm được biểu hiện:

TÊN TÁC PHẨM

NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TÌNH CẢM THỂ HIỆN

Qua Đèo Ngang

 

Nỗi nhớ quá khứ đi đôi với nổi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.

Hồi hương ngẫu thư

Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa mới về quê.

Sông núi Nước Nam

ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch

Tiếng gà trưa

T. cảm gia đình quê hương qua những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

Tĩnh dạ tứ

Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảng khắc đêm vắng.

Cảnh khuya

Tình yêu thiên nhiên lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lac quan.

3. Các tác phẩm thơ và thể thơ:

TÊN TÁC PHẨM

THỂ THƠ

Qua Đèo Ngang

Thất ngôn bát cú đường luật.

Côn sơn ca

Lục bát

Sông núi Nước Nam

Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

Tiếng gà trưa

Thể thơ khác ngoài các loại trên (5 tiếng )

 Tĩnh dạ tứ

Ngũ ngôn tứ tuyệt.

Sau phút chia li

Song thất lục bát.

 

II. Ghi nhớ: 

- Tác phẩm trữ tình là văn bản biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. Thơ là thể loại văn học phù hợp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc, tuy nhiên cũng có thơ tự sự, truyện thơ. Văn xuôi phù hợp với kể chuyện, tuy nhiên cũng có những loại văn xuôi trữ tình hoặc mang nặng tính chất trữ tình như tùy bút.
- Ca dao trữ tình là loại thơ biểu hiện những tình cảm, nguyện vọng tha thiết và chính đáng, vốn được lưu hành trong dân gian. Thơ của thi nhân biểu hiện tình cảm cá nhân song ở những bài thơ giá trị, tình cảm của tác giả bao giờ cũng có tính chất đại diện cho những tình cảm tiến bộ, mang màu sắc nhân bản đậm nét: Tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình bạn, tình yêu,...
- Tình cảm, cảm xúc có khi được biểu hiện một cách trực tiếp song thường được biểu hiện một cách gián tiếp. Phân tích, bình giá và thưởng thức thơ trữ tình không được thoát li văn bản song không thể chỉ dừng ở bề mặt của ngôn từ văn bản. Phải thông qua ngôn từ giàu tính chất khơi gợi, những cảnh vật, sự việc được miêu tả, tường thuật, đôi khi qua cả những lập luận, ... mà suy ngẫm mới đồng cảm được với tác giả và lĩnh hội đúng và đầy đủ ý vị của bài thơ.