Ngữ Văn lớp 7 - Những câu hát châm biếm

Ngữ Văn lớp 7 - Những câu hát châm biếm

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

 - Chủ đề: châm biếm những thói hư tật xấu, những hủ tục lạc hậu trong xã hội.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự.

- Thể thơ: lục bát.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Bài 1

- Lời của người cháu nói với cô yếm đào về người chú của mình để kết hôn

- Nghệ thuật:

+ Nói mỉa, nói giễu:"hay"

+ Liệt kê.

* Ý nghĩa : Châm biếm những người nghiện ngập, lười lao động, thích hưởng thụ.

Bài 2 :

 - Nghệ thuật: Cách nói nước đôi, nói dựa-> cho thấy sự dốt nát, dối trá của thầy bói.

 - Nội dung: châm biếm, thói mê tín, dị đoan.

Bài 3

 - Nghệ thuật:

+ Ẩn dụ.

+ Con cò – người nông dân
+ Cà cuống – kẻ tai to mặt lớn 
+ Chào mào, chim ri – cai lệ 
+ Chim chích – anh mõ.

* Ý nghĩa :

 Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ.

Bài 4

- Nghê thuật:

+ Phóng đại

+ Cách nói mỉa mai:"cậu".

* Ý nghĩa : Thái độ mỉa mai, chế giễu kẻ khoe của nhưng thực chất là tên lính hầu thảm hại.

III. Tổng kết

Ghi nhớ : Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại, ... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội