QUAN ÂM THỊ KÍNH

QUAN ÂM THỊ KÍNH

                QUAN ÂM THỊ KÍNH

 1.  Tìm hiểu khái quát.

 * Thể loại: Chèo.
 Là loại kịch hát múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.

* Đặc điểm:

+ Tích chèo: lấy từ truyện cổ, truyện Nôm.
+ Nội dung:
- Cảm thông với số phận của người lao động, đặc biệt là người phụ nữ.
- Đề cao phẩm chất đạo đức của người lao động.
- Mang tính nhân đạo, thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người.
- Châm biếm, đả kích xã hội phong kiến.
+ Nhân vật chèo: mang tính ước lệ, chuẩn hóa và rập khuôn
+ Sân khấu chèo đơn giản

2. Tìm hiểu đoạn trích

- Vị trí: nằm ở phần 1 của vở chèo " Quan âm thị Kính".
- Nhân vật chính:
+ Thị Kính: nữ chính, đại diện tiêu biểu cho những người dân có cuộc sống bình thường; đại diện cho số phận của những người phụ nữ thời phong kiến khi xưa, luôn chịu áp bức và bất công trong chế độ cũ.
+ Sùng bà: mụ ác, đại diện cho giai cấp thống trị thuộc tầng lớp địa chủ phong kiến khi xưa.

- Bố cục đoạn trích:
Phần 1: từ đầu đến "thiếp xén tày một mực" => Thị Kính xén chiếc râu mọc ngược dưới cằm chồng.
Phần 2: tiếp theo đến "về nhà cùng cha con ơi" => Thị Kính bị vu oan là giết chồng không thể nào minh oan, nàng trở về nhà cùng cha mình là ông Mãng.
Phần 3: phần còn lại => Thị Kính từ biệt gia đình mình, cải thành nam nhi để vào chùa tu hành.

* Nhân vật Thị Kính.

- Xuất hiện ngay phần đầu trong khung cảnh sinh hoạt gia đình đầm ấm.
- Là con người nết na, đức hạnh, hiểu biết, nết na, hết lòng yêu thương chồng.
- Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau: bị oan, bị chà đạp, hạnh phúc tan vỡ.
- Hành động giả nam đi tu:
+ Tích cực: Ước muốn sống ở đời để tỏ rõ sự đoan chính.
+ Tiêu cực: Thể hiện thái độ cam chịu.

=> Đây vẫn là một lối thoát cho cuộc đời của Thị Kính.

*Nhân vật Sùng bà.

Sùng bà tiêu biểu cho vai mụ ác: tàn nhẫn, hợm của...