Ngữ Văn lớp 7 - Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

Ngữ Văn lớp 7 - Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:  

a. Xét văn bản.

- Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1mạng lưới liên kết trong văn bản nghị luận, trong đó phương pháp lập luận là chất keo dính gắn bó các phần, các ý của bố cục

b. Bố cục của bài văn nghị luận:

+ 3 phần :

- Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xh

- Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài

- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ quan điểm của bài.

c. Phương pháp lập luận:

- Luận điểm đoạn 1: Dân ta ……yêu nước.

- Luận điểm đoạn 2: Lịch sử …. vĩ đại…

- Luận điểm đoạn 4: Đồng bào …… xứng đáng …

-  Luận điểm đoạn 3: Bổn phận của chúng ta …..

* phương pháp lập luận:

+ Hàng ngang 1 : quan hệ nhân quả

+ Hàng ngang 2 : quan hệ nhân quả

+ Hành ngang 3 : quan hệ tổng – phân – hợp

+ Hàng ngang 4: suy luận tương đồng

+ Hàng dọc 1:  suy luận tương đồng theo thời gian

+ Hàng dọc 2: suy luận tương đồng theo thời gian

+ Hàng dọc 3 : quan hệ nhân quả

* Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:

Tạo thành 1 mạng lưới liên kết trong văn nghị luận, trong phương pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần các ý của bố cục.

2. Kết luận:

*Ghi nhớ:
- Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:

  • Mở bài: Nêu vấn đề có ý nghĩa với đời sống xã hội ( luận điểm xuất phát tổng quát )
  • Thân bài: Trình bày nội dung chủ yếu của bài ( có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ ) 
  • Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài
- Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau, như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng