Ngữ Văn lớp 7 - Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình

Ngữ Văn lớp 7 - Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

1. Ca dao:

- Lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.

2. Dân ca:

- Những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc., tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng

* Chủ đề: Tình cảm gia đình.   

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

 - Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Thể thơ:  lục bát.  

 *Bài 1:

 - Nghệ thuật:

+ Hình thức hát ru độc đáo.

+ Âm điệu lục bát ngọt ngào và sâu lắng.

+ Hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm.

- Nội dung:

+ Công lao trời biển của cha mẹ.

+ Trách nhiệm của kẻ làm con.

*Bài 2 :

- Nghệ thuật:  Thời gian nghệ thuật ước lệ: 

+ thời gian: chiều -> gợi buồn, gọi nhớ.

+ Không gian: ngõ sau -> vắng lặng, hiu quạnh.

- Nội dung: Nỗi nhớ thương cha mẹ, nhớ quê hương da diết.

*Bài 3 :

- Nghệ thuật:

+ Cụm động từ: " ngó lên"-.> sự tôn trọng.

+ Hình ảnh so sánh truyền thống: "nuột lạt mái nhà"-> khăng khít.

+ So sánh mức độ" bao nhiêu...bấy nhiêu"-> sự nhớ thương da diết.

- Nội dung:

+ Công lao to lớn của ông bà.

+ Lòng kính yêu của con cháu dành cho ông bà.

 *Bài 4 :

- Nghệ thuật:

+ So sánh độc đáo: như thể chân tay.-> khăng khít k tách rời.

+ Điệp từ:" cùng", sử dụng các từ gần nghĩa" chung", "một".

- Nội dung: Tình anh em sâu nặng.  

III. Tổng kết

   * Ghi nhớ: Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca. Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về ông bà, cha mẹ và thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và anh em ruột thịt.