Ngữ Văn lớp 7 - Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Ngữ Văn lớp 7 - Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Lập luận trong đời sống:

* Bài 1: 

Luận cứ

Kết luận

Hôm nay trời mưa

Chúng ta không đi chơi công viên nữa.

Vì qua sách em học được nhiều điều

Em rất thích đọc sách

Trời nóng quá

Đi ăn kem đi.

- Luận cứ bên phải, kết luận bên trái dấu phẩy.

- Quan hệ nhân – quả

- Có thể thay đổi vị trí giữa luận cứ và kết luận

*Bài 2 :

a. Em rất yêu trường em, vì từ nơi đây em đã học được nhiều điều bổ ích.

b. Nói dối có hại, vì nói dối sẽ làm cho người ta không tin mình nữa.

c. Mệt quá, nghỉ một lát nghe nhạc thôi.

d. Ở nhà trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.

e. Những ngày nghỉ em rất thích được đi tham quan.

* Bài tập 3:

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đến thư viện đọc sách đi.

b. Ngày mai đã đi thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải học thôi (chẳng biết học cái gì trước).

c. Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, ai cũng khó chịu (họ cứ tưởng như thế là hay lắm).

d. Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu chứ.

e. Cậu này ham đá bóng thật, chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.

=> Trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và lập luận thường nằm trong một cấu trúc câu nhất định. Mỗi luận cứ có thể đưa tới một hoặc nhiều luận điểm ( Kết luận ) và ngược lại

2. Lập luận trong văn nghị luận :

* So sánh lập luận trong văn nghị luận và lập luận trong đời sống:

+ Giống nhau : Đều là kết luận

+ Khác nhau : Ở mục I, 2 là lời nói giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân có ý nghĩa hàm ẩn, không tường minh. Một luận cứ có thể dẫn đến nhiều kết luận

+ Ở mục II, 1 luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính khái quát có ý nghĩa tường minh. Một luận cứ chỉ dẫn đến một kết luận.

*  Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận:

- Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu.

- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận, chặt chẽ và tường minh.