Ngữ Văn lớp 7 - Phò giá về kinh ( Tụng Giá Hoàn Kinh Sư - Trần Quang Khải )

Ngữ Văn lớp 7 - Phò giá về kinh ( Tụng Giá Hoàn Kinh Sư - Trần Quang Khải )

I, Tìm hiểu chung

a. Tác giả: Trần Quang Khải ( 1241- 1294) là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên ( 1284 - 1285; 1287 - 1288 ), đặc biệt là trong hai trận chiến thắng ở Hàm Tử và Chương Dương. Ông không chỉ là một võ tướng kiệt xuất, mà còn là người có vần thơ "sâu xa lí thú"

b. Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời: bài thơ được làm nhân lúc ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long ( Hà Nội ngày nay ) ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. Bài thơ được viết theo thể Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có cách gieo vần tương tự như ở Thất ngôn tứ tuyệt

- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm.

- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt:

+ 4 câu, mỗi câu 5 tiếng.

+ Gieo vần ở tiếng cuối các câu 1, 2, 4 hoặc 2, 4.

II. Đọc – Hiểu văn bản

1. Hai câu đầu

- Những chiến thằng hào hùng của dân tộc.

+ Chương Dương

+ Hàm Tử

- Khát vọng thái bình thịnh trị.

+ Phương châm giữ nước vững bền.

+ Sự sáng suốt, tầm nhìn xa trông rộng của nhà chiến lược.

2. Hai câu cuối:

- Phương sách giữ nước vững bền, thể hiện sự sáng suốt của nhà cầm quân
- Lo việc lớn, có tầm nhìn xa trông rộng, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực xây dựng đất nước trong thời bình.
- Lời khuyên nhủ ấy cho đến ngày nay vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị thời sự.

III. Tổng kết

Ghi nhớ: Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng, bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta dưới thời nhà Trần