Ngữ Văn lớp 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Ngữ Văn lớp 7 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Câu chủ động và câu bị động:

 * Tìm hiểu ví dụ: Xác định chủ ngữ của các câu sau: 

a. Mọi người /yêu mến em.

        CN             VN

-> Chủ ngữ thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác => Câu chủ động.

b. Em/ được mọi người yêu mến

     CN            VN

-> Chủ ngữ được hoạt động của người khác hướng vào => Câu bị động.

a. Câu chủ  động: Là chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác.

b. Câu bị động: chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt  động của người khác hướng vào.

  * Ghi nhớ: 

  • Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động )
  • Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động )

2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

* Tìm hiểu ví dụ: Bạn sẽ chọn câu a hay b để điền vào dấu 3 chấm trong đoạn trích dưới đây:
" - Thủy phải xa lớp ta , theo mẹ về ngoại
Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sửng sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là "vua toán" của lớp từ mấy năm nay... , tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến


- Lựa chon cách viết b.

- Nhằm liên kết  các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất

* Ghi nhớ :  Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành một mạch văn thống nhất