Ngữ Văn lớp 7 - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Ngữ Văn lớp 7 - Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

I. TÌM HIỂU CHUNG.

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

-  Khi có những tình cảm tốt đẹp chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác thì người ta có nhu cầu biểu cảm.

2. Khái niệm văn biểu cảm

- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc (văn trữ tình).

- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp thấm nhuần tư tưởng nhân văn.

3. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

a. Ví dụ 1: Đoạn văn 1/72

- Thảo thương nhớ ơi!

- Để cho bọn mình xiết bao mong nhớ…. -> Cảm xúc thể hiện bằng từ ngữ.

=> Biểu cảm trực tiếp.

b. Ví dụ 2:  

Nội dung: biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.

c. Nhận xét

- Tình cảm trong văn biểu cảm: đẹp, thấm đượm tinh thần nhân văn.

- Có 2 cách biểu cảm: 

+ Biểu cảm trực tiếp: : "thương nhớ ơi" ,"xiết bao mong nhớ"

+ Biểu cảm gián tiếp.

- Phương thức biểu cảm:

+ Biểu cảm trực tiếp.

+ Biểu cảm gián tiếp.

*Ghi nhớ
- Văn bản biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. 
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút,...
- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn ( như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác,...)
- Ngoài biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm