Ngữ Văn lớp 7 - Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )

Ngữ Văn lớp 7 - Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )

I. Giới thiệu chung.

1. Tác giả:

- Phạm Duy Tốn (1883-1924). 

- Là một trong những nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ hiện đại VN.

2. Tác phẩm:

- Được viết tháng 7/1918, đăng báo Nam Phong số 18.( tháng 12-1918)

- Là một trong những truyện ngắn thành công nhất của tg Phạm Duy Tốn. Được viết đầu thế kỉ XX khi chế độ thực dân phong kiến hết sức tàn bạo và đen tối.

II. Đọc - hiểu văn bản.

1. Đọc - chú thích:

- Tìm hiểu sách giáo khoa trang 79 - 80 - 81

2. Kết cấu- bố cục:

- Thể loại: Truyện ngắn hiện đại.

- Bố cục: (3 đoạn)

  • Đoạn 1: Từ đầu -> hỏng mất: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân
  • Đoạn 2: Tiếp -> điếu, mày!: Cảnh quan lại, nha phủ đánh tổ tôm
  • Đoạn 3: Còn lại: Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.

3. Phân tích.

3.1. Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

- Thời gian: gần 1h đêm

- Không gian: mưa tầm tã, nước sông lên to

- Địa điểm: Khúc đê làng X thuộc phủ X núng thế, thẩm lậu.

- Không khí, cảnh tượng hộ đê: trống đánh liên thanh, ốc thổi liên hồi, tiếng người xao xác gọi nhau, hàng trăm nghìn người,….bì bõm dưới bùn lầy.

-> Nhấn mạnh sự nguy cấp của việc cứu đê.

- Cảnh dân phu:  

 + Không khí: nhốn nháo, căng thẳng

+ Công vịêc: nặng nhọc, nguy cấp

+ Con người: dốc hết sức lực, khả năng, hết trách nhiệm

* Nghệ thuật:

-> Thái độ lo lắng, đồng cảm, xót thương người dân trong cảnh hoạn nạn do thiên tai gây ra.

3.2. Cảnh quan lại, nha phủ đánh tổ tôm khi đi hộ đê:

*Cảnh trong đình:

- Địa điểm: Trong đình, trên mặt đê, cao, vững chắc.

- Không khí, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu, người hạ đi lại rộn ràng -> Không khí tĩnh mịch, trang nghiêm

* Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm:

- Đồ dùng sinh hoạt: bát yến hấp đường phèn để trong khay khảm, tráp đồi mồi, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà…(liên hệ với phép liệt kê)

- Dáng ngồi: chễm chệ, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng cho tên người nhà quỳ gãi…

- Cách nói: hách dịch

-> Oai vệ, có uy quyền với đám nha lại, lính

lệ, sống quý phái, ham cờ bạc.

-> Thái độ: lạnh nhạt, thờ ơ, vô tâm

- Nghệ thuật tương phản, liệt kê, giọng văn châm biếm, mỉa mai thể hiện thái độ lên án, tố cáo của tác giả.

- Ham cờ bạc:

Âm thanh

Thái độ của mọi người

Thái độ của quan

Tiếng kêu vang trời, dậy đất

mọi người giật nảy mình, có người nhắc khéo

quan lớn vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le trúng quân mình chờ hạ bài, quan cau mặt quát: mặc kệ

Tiếng kêu nghe càng rầm rĩ, càng lớn, tiếng ào ào như thác chảy xiết, tiếng gà, chó… kêu vang tứ phía

ai nấy đều nôn nao, sợ hãi

trừ quan

một người nhà quê...bẩm quan

thầy đề tay bốc bài run run

quan đỏ mặt tía tai, quát tháo, dùng quyền  đổ vấy trách nhiệm cho người khác, giục thầy đề bốc tiếp.

-> Kết quả đê vỡ, dân rơi vào cảnh thảm sầu

- Tên quan phụ mẫu: Vô trách nhiệm, cậy quyền uy nạt lộ, đẩy trách nhiệm cho người khác, là kẻ vô nhân tính.

- Những thầy đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, tránh tổng, lính lệ cũng là những kẻ đáng bị lên án vì thói xu nịnh, ích kỉ, vô trách nhiệm.

- Tương phản: dân chìm trong thảm hoạ đê vỡ>< quan lớn ù to.

- Tăng cấp: Độ ham mê tổ tôm và bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.

- Ngôn ngữ kể, tả khắc họa chân dung nhân vật sinh động, thể hiện cá tính nhân vật, sự tàn nhẫn cuả tên quan phụ mẫu, làm cho câu chuyện càng hấp dẫn, mâu thuẫn thắt chặt, nút truyện được đẩy lên đỉnh điểm.

-> Tác giả vạch trần bản chất “Lòng lang dạ thú”, táng tận lương tâm của quan phủ trước sinh mạng của người dân-> giá trị hiện thực

3.3. Cảnh vỡ đê:

- Vừa gợi tả cảnh tượng lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả-> giá trị nhân đạo

4. Tổng kết.

 

  Ghi nhớ: Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp 2 phép tương phản và tăng cấp nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ "lòng lang dạ thú" và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên