Ngữ Văn lớp 7 - Rút gọn câu

Ngữ Văn lớp 7 - Rút gọn câu

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Thế nào là câu rút gọn ?

a. Xét ví dụ 1: cấu tạo của 2 câu sau có gì khác nhau?

- "Học ăn, học nói, học gói, học mở"

- "Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở"

Nhận xét:
+ Câu a: l­ược bỏ chủ ngữ

=> có thể khôi phục bằng cách thêm CN: chúng ta, người Việt Nam.

( Ngụ ý hành động, đặc điểm được nói trong câu là của chung mọi người )

b. Ví dụ 2: Trong những câu dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ? Vì sao?

- "Hai ba người rượt theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người"
- " Bao giờ cậu đi Hà Nội? Ngày mai "
* Nhận xét

a. Lược bỏ vị ngữ.

-> Tránh lặp lại từ ở trước

b. L­ược bỏ: Chủ ngữ và vị ngữ.

-> Câu ngắn gọn

* Kết luận:

- Là lược bỏ một số thành phần của câu mà vẫn hiểu được ý nghĩa của nó

* Tác dụng :

- Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh được lặp từ

- Ngụ ý hành động đặc điểm  nói ở trong câu là của chung mọi người

2. Cách dùng câu rút gọn:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói

+ Không biến câu nói thành 1 câu cộc lốc khiếm nhã  

*Ghi nhớ : Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục đích sau:
- Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ )