Ngữ Văn lớp 7 - Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi )

Ngữ Văn lớp 7 - Bài ca Côn Sơn ( Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi )

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả:

Nguyễn Trãi: (1380 – 1442) quê ở Hải Dương, vị anh hùng dân tộc, nhà quân sư tài ba, nhà thơ, danh nhân văn hoá thế giới, là người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược. Nguyễn Trãi có sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú. Năm 1442 Nguyễn Trãi bị dính vào án oan "Lệ Chi Viên" và bị tru di tam tộc. Năm 1464 ông được vua Lê Thánh Tông rửa oan.

2. Tác phẩm:

- Côn Sơn Ca được ông sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép cáo quan về ở ẩn ở Côn Sơn.

- Bài thơ viết bằng chữ Hán

- Thể thơ : Lục bát.

II. Đọc-hiểu văn bản

1. Thiên nhiên Côn Sơn:

* Côn Sơn dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi như một chốn hồng trần, cụ thể:
- Suối chảy rì rầm - đàn cầm bên tai
- Đá rêu phơi 
- Thông mọc như nêm 
- Trúc bóng râm
=> Khung cảnh đẹp nên thơ, thanh tĩnh, thoáng đãng, qua đó cho thấy tác giả  có tâm hồn gợi mở,  yêu thiên nhiên

2. Cảm xúc nhà thơ:

- Đại từ "ta" xuất hiện ở đây với phép điệp ngữ, như một sự nhấn mạnh về việc nổi bật của con người giữa thiên nhiên hùng vĩ, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cô đơn nhưng không cô độc trong tâm hồn nhà thơ
- Đồng thời, giữa thiên nhiên khó khăn như vậy, mà tác giả còn có thể lạc quan và suy nghĩ về những hình ảnh đẹp đẽ như vậy, thì chứng tỏ rằng Nguyễn Trãi đã không còn màng đến khó khăn, thế sự mà chỉ muốn sống một cuộc đời an nhàn, vô lo vô nghĩ.
=> Thể hiện tâm hồn ung dung nhàn nhã, thanh thản, thoải mái không vướng bận chuyện đời.

III. Tổng kết: 

a. Nghệ thuật: Sử dụng đại từ xưng hô "ta" , đan xen chi tiết tả người, cảnh. Bản dịch theo thể thơ lục bát. Lời thơ dịch trong sáng, sinh động, sử dụng các biệnu pháp so sánh, điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.

b. Ý nghĩa văn bản : Sự giao hoà trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi