Ngữ Văn lớp 7 - Làm thơ lục bát

Ngữ Văn lớp 7 - Làm thơ lục bát

I.TÌM HIỂU CHUNG

1.Luật thơ lục bát

a. Ví dụ

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tư­ơng

Nhớ ai dãi nắng dầm sư­ơng

Nhớ ai tát n­ớc bên đ­ường hôm nao

b. Kết luận

*Số câu, số chữ:

- Một câu thơ lục bát gồm: dòng trên( câu lục): 6 chữ; dòng dưới ( câu bát) 8 chữ, cứ thế kế tiếp nhau.

*Cách hiệp vần:

- Vần cuối câu: vần chân

- Vần lưng chừng câu gọi là vần lưng

+ Câu lục: 1 vần chữ thứ 6

+ Câu bát: 2 vần 1 vần chữ thứ 6, 1 vần chữ thứ 8

- Chữ thứ sáu của câu lục vần với chữ thứ sáu của câu bát; chữ thứ 8 của câu bát vần với chữ thứ 6 câu lục tiếp theo

* Luật bằng trắc:

B   B   B   T   B    B

T   B   B   T   T    B   B   B

T   B   T   T    B    B

T   B   T   T  B   B   B   B

- Bằng (B): thanh không và thanh huyền

- Trắc (T): thanh sắc, hỏi ,ngã, nặng

- Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc

- Tiếng 2 bằng, tiếng 4 trắc

- Trong câu 8, tiếng thứ 6 là thanh ngang, tiếng 8 là thanh huyền và ng­ựợc lại

2.Ghi nhớ:

- Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam
- Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo quy luật: Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng - trắc. Tiếng thứ 2 thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc. Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh bằng ngang ( bổng ) thì tiếng thứ tám phải là thanh bằng huyền ( trầm ). Ngược lại cũng vậy