Ngữ Văn lớp 7 - Từ Hán Việt

Ngữ Văn lớp 7 - Từ Hán Việt

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Đơn vị cấu tạo  từ hán việt

a. Ví dụ 1: Bài thơ Nam quốc sơn hà

- Nam: Phương nam, nước Nam, người miền nam.

- Quốc: Nước     

- Sơn:  Núi             

- Hà: Sông                                                        

-> Để tạo từ ghép

=> Không dùng độc lập. Yếu tố Hán Việt

b. Ví dụ 2: 
- Thiên thư : Trời

- Thiên niên kỷ: Nghìn

- Thiên đô về Thăng Long: Dời

=> Yếu tố Hán Việt đồng âm .                            

c. Kết luận:

- Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt. Tiếng để cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.

- Phần lớn các yếu tố HV không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép. Một số yếu tố HV như hoa quả, bút, bản, học tập,…có lúc được dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ.

- Có nhiều yếu tố HV đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.

2. Phân loại từ ghép Hán Việt

a. Ví dụ
- Sơn hà, xâm phạm

-> Từ ghép đẳng lập

- Ái quốc, thủ môn, chiến thắng.

-> Từ ghép chính phụ

* Trật tự các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt

- Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

 ( và ngược lại)   

* Ghi nhớ
- Cũng như từ ghép thuần việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:
+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau