Ngữ Văn lớp 7 - Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Ngữ Văn lớp 7 - Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Nhu cầu nghị luận.

- Kiểu văn bản nghị luận như:

+ Nêu gương sáng trong học tập và lao động

+ Những sự kiện xảy ra có liên quan đến đời sống

+ Tình trạng vi phạm luật trong xây dựng, sử dụng đất, nhà.

+ Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,...

2. Thế nào là văn nghị luận

* Văn bản: “ Chống nạn thất học” của Hồ Chí Minh

- Mục đích: chống giặc dốt.

- Đối tượng:   toàn thể nhân dân Việt Nam

- Luận điểm (ý kiến): nâng cao dân trí

- Câu mang luận điểm đó là: “Một trong những...dân trí”

- Lí lẽ:

+ Chính sách ngu dân của thực dân Pháp đã làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ.

+ Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng Tổ Quốc.

+ Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ.
- Văn nghị luận: là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục..

* Ghi nhớ

  • Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí
  • Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
  • Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa