Ngữ Văn lớp 7 - Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người.

Ngữ Văn lớp 7 - Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con người.

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

 - Chủ đề: ca ngợi vẻ đẹp của quê hương, đất nước và con người Việt Nam.

- Phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm.

- Thể thơ: Lục bát, lục bát biến thể.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

*Bài 1

Nghệ thuật:

- Hình thức đối đáp giao duyên:

+ Phần đầu: lời của chàng trai.

+ Phần sau: lời cô gái.

- Nội dung đối đáp:   

Đặc sắc của mỗi vùng nhưng đều là những di sản văn hoá lịch sử nổi tiếng của nước ta.

- Ý nghĩa: Bộc lộ những hiểu biết và tình cảm yêu quý tự hào vẻ đẹp văn hoá lịch sử dân tộc .

*Bài 2

 - Nghệ thuật: Cụm động từ: Rủ nhau:

+ Quan hệ thân thiết, gần gũi giữa người mời và được mời.

+ Không khí đông vui, tấp nập.

- Nội dung: Liệt kê cảnh đẹp tiêu biểu của Hà Nội: thơ mộng, giàu giá trị văn hóa lịch sử -> niềm tự hào.

- Câu hỏi cuối bài:

+ Lời nhắc nhở về công lao của cha ông.

+ Lời nhắn nhủ với con cháu phải biết xây dựng đất nước.

*Bài 3

 - Nghệ thuật:

+ Từ láy gợi hình" quanh quanh".

+ So sánh : “như tranh họa đồ”.

-> Cảnh đẹp nên thơ, sống động.

- Lời mời gọi: " Ai vô xứ Huế .."

+ Đại từ phiếm chỉ: "ai":  

+ Nội dung:Tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

+ Ý kết bạn chân thành, sâu sắc.

*Bài 4 :

- Nghệ thuật:

+ Lục bát biến thể

+ Điệp cấu trúc.

+ Đảo trật tự từ.

+ Phép đối giữa hai câu.

+ So sánh: Thân em -----chẽn lúa ...

-Nội dung:

+ Tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương.

+ Lời tỏ tình tế nhị dành cho cô gái.

III. Tổng kết

 *Ghi nhớ: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều miêu tả,  hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa từng địa danh. Đằng sau những lời hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.