Ngữ Văn lớp 7 - Những câu hát than thân

Ngữ Văn lớp 7 - Những câu hát than thân

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

 - Chủ đề: than thân.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

- Thể thơ: lục bát.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN

Bài 1:

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng hình ảnh đối lập: nước non>< một mình; thân cò>< thác ghềnh; bể cạn>< ao đầy.

+ Ẩn dụ: con cò- người nông dân.

+ Câu hỏi tu từ: "ai"

- Nội dung:

+ Mượn hình ảnh con cò để nói đến số phân lận đận, vất vả của người nông dân.  

+ Lời tố cáo đanh thép  đối với xh phong kiến.

Bài 2:

* Nghệ thuật

- Cụm từ" thương thay" được lặp lại 4 lần:

- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ:

+ Con tằm : thương cho thân phận bị bòn rút sức lực.

+ Lũ kiến : thương cho thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó.

+ Con hạc : thương cho cuộc đời phiêu bạt, lận đận .

+ Con cuốc: Thương có thân phận thấp cổ bé họng, nỗi khổ đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ .

*Nội dung: Nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.

Bài 3 :

* Nghệ thuật:

- Cụm từ " Thân em":

- Hình ảnh so sánh: Trái bần trôi.

- Thành ngữ" Gió dập sóng dồi".

*Nội dung : thân phận nhỏ bé  đắng cay, chịu nhiều đau khổ, họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Sử dụng cách nói: Thân cò, thân em, con cò, thân phận ....

- Sử dụng các thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi ...

- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng phóng đạt, điệp từ ngữ.

2. Nội dung :

- Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao thể hiên tinh thần nhân đạo, cảm thông chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ, đắng cay khổ cực.

Ghi nhớ : Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàn ca dao, dân ca Việt Nam. Những câu hát đó thường dùng các sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé, đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Ngoài ý nghĩa "than thân", đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến