Ngữ Văn lớp 7 - Thành ngữ

Ngữ Văn lớp 7 - Thành ngữ

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Thế nào là thành ngữ

a. Xét ví dụ 1 : Nếu ý nghĩa của các cụm từ " Lên thác xuống ghềnh " và "nhanh như chớp", đồng thời nhận xét về các cụm từ đó

 - Lên thác xuống ghềnh -> lận đận, vất vả

 - Nhanh như chớp -> rất nhanh .

 - Cấu tạo : Tương đối cố định

 - Nghĩa: Diễn đạt một ý nghĩa hoàn chỉnh

              => Thành ngữ

b. Ví dụ 2: Nghĩa của các thành ngữ sau được hiểu theo dạng nào?

 Nhóm 1

 

Nhóm 2

 

- Bùn lầy nước đọng

- Mẹ goá con côi

- Năm châu bốn bể

=> Hiểu theo nghĩa đen

- Tham sống sợ chết

- Lòng lang dạ thú.

- Đi guốc trong bụng

- Đen như cột nhà cháy

- Nồi da nấu thịt

=> Hiểu nghĩa bóng

c. Kết luận: 

- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thương thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

2. Sử dụng thành ngữ

a. Xét ví dụ: Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ trong các câu sau:

- Ví dụ 1: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn

                Bảy nổi ba chìm  với nước non."

  => Vị ngữ

- Ví dụ b: "Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang" 
=> Thành ngữ có thể giữ chức vụ ngữ pháp, chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ                                                                                                                                                               

b. Kết luận:  

- Thành ngữ ngắn gọn hàm xúc có tính biểu tượng cao.