Ngữ Văn lớp 7 - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Ngữ Văn lớp 7 - Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

I. TÌM HIỂU CHUNG:

1. Mục đích của giải thích:

 - Làm rõ vấn đề còn gây thắc mắc, giúp cho người đọc, người nghe nâng cao nhận thức, trí tuệ, hiểu một cách thấu đáo về những vấn đề ấy: từ đó bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người, định hướng hành động hợp với qui luật

2. Phương pháp  giải thích:

* Tìm hiểu bài văn: Lòng khiêm tốn (Sách giáo khoa trang 70)
+ Đoạn 1: từ điều quan trọng ….người khác

- Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn, như vậy đã đi vào giải thích

+ Đoạn 2 :

- Tác giả định nghĩa lòng khiêm tốn như là khái niệm của bài giải thích

- Khiêm tốn là biết sống nhún nhường, tự khép mình vào khuôn khổ, nhưng vẫn có hoài bão lớn và không ngừng học hỏi, không khoe khoang tự đề cao mình

+ 2 đoan văn tiếp: Những biểu hiện của người khiêm tốn:- Giải thích có thể kết hợp với chứng minh

- Tự cho mình là kém, phải biết trau dồi, phải học nhiều nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại ..

*Phương pháp lập luận giải thích:

- Giải thích bằng cách nêu định nghĩa ( nêu ý nghĩa của từ ngữ, câu chữ, kể cả nghĩa đen nghĩa bóng

- Giải thích bằng cách dựa vào quy luật, mục đích, ý nghĩa của vấn đề

- Giải thích bằng cách lấy dẫn chứng, kể ra các biểu hiện, sử dụng hình thức so sánh, đối chiếu hoặc cụ thể hoá vấn đề bằng lời diễn đạt chi tiết, chỉ ra các  mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng  hoặc noi theo … của hiện tượng hoặc vấn đề cần giải thích.

* Ghi nhớ: 

  • Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực
  • Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm con người
  • Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo, ... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích
  • Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những từ không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu
  • Muốn làm được phải giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp