Ngữ Văn lớp 7 - Đức tính giản dị của bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )

Ngữ Văn lớp 7 - Đức tính giản dị của bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )

I. GIỚI THIỆU CHUNG:

1. Tác giả:

- Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2000) – một cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông từng là thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng. Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng hấp dẫn người đọc bằng những tư tưởng sâu sắc, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng.

2. Tác phẩm:

- Trích từ diễn văn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ.

II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :

1. Đọc – tìm hiểu từ khó :

- Thanh bạch: trong sạch, giản dị trong lối sống
- Tao nhã: thanh cao và lịch sự
- Tu hành: rời bỏ cuộc đời bình thường để sống theo những quy định chặt chẽ của một tôn giáo nào đó
- Hiền triết: người có tư tưởng, đức độ và hiểu biết cao sâu, được người đời tôn sùng
- Ẩn dật: ở ẩn, xa lánh xã hội và vui với cảnh sống an nhàn
- Chân lí: sự phản ánh sự vật, hiện tượng của hiện thực vào nhận thức con người một cách đúng đắn, khách quan
- Thâm nhập: vào sâu bên trong

2. Tìm hiểu văn bản:

a. Bố cục: Chia làm hai phần.

Phần 1 - Từ đầu …..tuyệt đẹp: Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của BH

Phần 2 - Phần còn lại: Trình bày những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác.

b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

c. Phân tích :

c1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ

- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác. Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp

=> Ca ngợi đức tính giản dị của Bác

c2. Những biểu hiện trong đức tính giản dị của BH

- Giản dị trong lối  sống.

+ Giản dị trong tác phong sinh hoạt: Bữa cơm chỉ vài ba món …..hương thơm của hoa.

+ Giản dị trong quan hệ với mọi người : Viết thư cho các đồng chí , Nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể … việc gì cũng tự làm ….. đặt tên cho người phục vụ ….

+ Giản dị trong cách nói và viết

“ Không có gì quí hơn đọc lập tự do” 

“ Nước vn…… thay đổi” 

=> Đó là những câu nói  nổi tiếng về ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, mọi người đều biết đều thuộc

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật :

- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

- Lập luận theo trình tự hợp lí.

2. Nội dung:

- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh