Văn 8 - Bài 6: Cô bé bán diêm của An-đéc-xen

Văn 8 - Bài 6: Cô bé bán diêm của An-đéc-xen

I/ Đọc – Tìm hiểu chung.

1/ Tác giả.

- An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch.

2/ Tác phẩm.

- Văn bản được trích trong truyện ngắn “ Cô bé bán diêm” (1845).

3/ Đọc- hiểu chú thích.

4/ Tóm tắt:

5/ Bố cục: 3 phần.

+ P1: Từ đầu……cứng đờ: Giới thiệu hoàn cảnh của cô bé bán diêm.

+ P2: Tiếp …..Thượng đế: Các lần quẹt diêm và các mộng tưởng của cô bé.

+ P3: Còn lại: Một cảnh tượng thương tâm.

II/ Đọc- Hiểu văn bản

1/ Hình ảnh cô bé bán diêm

a/ Hoàn cảnh:

- Mẹ mất, bà nội hiền hậu qua đời, sống với một ông bố khó tính và luôn đánh đập em.

- Sống chui rúc trong một xó tối tăm.

- Đi bán diêm để kiếm sống.

=> Nghèo khổ, bất hạnh, đáng thương.

b/ Hình ảnh cô bé bán diêm

 

- Thời gian: Đêm giao thừa.

- Không gian: Ngoài đường, tuyết rơi, rét dữ dội, đường phố vắng lặng.

- Trời giá rét >< em thì đầu trần, đi chân đất.

- Ngoài đường tối đen >< mọi nhà sáng rực ánh đèn.

- Bụng em đói >< trong sực nức mùi ngỗng quay.

NT: Nghệ thuật tương phản, đối lập

 => Tình cảnh đói, rét, khổ sở. Em thật cô độc, nhỏ nhoi, tội nghiệp.

2/ Thực tế và mộng tưởng qua những lần quẹt diêm.

* Lần quẹt diêm thứ nhất:

- Ngồi trước lò sưởi rực hồng, vì em đang rét

=> ước mong được sưởi ấm trong mái nhà thân thuộc.

- Diêm tắt thì mưa tuyết, rét mướt lại trở lại

* Lần quẹt diêm thứ hai:

- Phòng ăn có đồ đạc quý và ngỗng quay, vì em đang đói

=> Mong ước được ăn ngon trong mái nhà thân thuộc

- Diêm tắt chí còn 4 bức tường và lạnh lẽo.

* Lần quẹt diêm thứ ba:

- Cây thông nô-en và những ngôi sao trên trời, ví đó là đêm Nôen

=> Mong được vui đón nô-en trong ngôi nhà của mình.

- Diêm tắt tất cả đều biến mất.

* Lần quẹt diêm thứ tư:

- Bà nội hiện về , vì bà là người thương em nhất

=> Mong được mãi mãi ở cùng bà và mong được che chở, yêu thương.

- Diên tắt bà nội cũng biến mất.

 => Là những mong ước chân thành, chính đáng, giản dị của em

NT: sắp đặt song song, đối lập giữa thực tế và mộng tưởng

=> Làm nổi bật mong ước hạnh phúc chính đáng của em bé bán diêm và thân phận bất hạnh của em

* Lần quẹt diêm thứ năm:

- Em muốn níu giữ bà ở lại

=> Cái chết đã giải thoát cho em khỏi đói rét đau buồn.

3. Cái chết của cô bé bán diêm

- Một em gái có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười, em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa=> Chết trong niềm hạnh phúc

=> Số phận hoàn toàn bất hạnh, đáng thương

=> Phê phán, lên án xã hội hoàn toàn thờ ơ, lạnh lùng, thiếu tình thương với nỗi bất hạnh của người nghèo.

III. Tổng kết: Ghi nhớ:(SGK)