Ngữ văn lớp 8 - Bài 34: Ôn tập phần tập làm văn

Ngữ văn lớp 8 - Bài 34: Ôn tập phần tập làm văn

I- VĂN BẢN THUYẾT MINH

 Khái niệm: Văn bản thuyết minh  là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm. tính chất nguyên nhân... của  các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

- Tri thức trong văn thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

- Muốn làm tốt văn bản thuyết minh, trước hết người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng,  tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu không quan trọng.

- Phương pháp thuyết minh: 6 phương pháp.

+ Phương pháp nêu định nghiã, giải thích .

+ Phương pháp liệt kê.

+ Phương pháp nêu ví dụ

+ Phương pháp dùng số liệu

+ Phương pháp so sánh

+ Phương pháp phân loại, phân tích

- Bố cục văn thuyết minh: Có 3 phần .

+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.

+ Thân bài: Trình bày cấu tạo, các  đặc điểm lợi ích.. của đối tượng.

+ Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.

II- VĂN NGHỊ LUẬN:

- Luận điểm: Là ý kiến để thể hiện  tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, được diễn  đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

- Luận điểm hay là luận điểm có tư  tưởng đúng, mới, cách phát biểu sáng tỏ, gây chú ý, không gây hiểu lầm.

- Trong văn bản nghị luận cần kết hợp các yếu tố tự sự, miêu  tả,  biểu cảm một cách hài hòa, nhuần nhuyễn và linh họat để tăng sức thuyết phục cho  bài văn. Nên nhớ rằng, đây chỉ là những yếu tố phụ trợ vì vậy không được để nó lấn lướt phá vỡ mạch lạc nghị luận của văn bản.

III- LUYỆN TẬP:

- Đưa các yếu tố tự sự, biểu cảm miêu tả vào bài văn nghị luận.

Bài tập 1:

Cho câu  văn sau  “Mỗi khi quân xâm lăng phạm bờ cõi thì dân ta già trẻ gái trai đều đứng lên đánh giặc”

Yêu cầu đưa yếu tố tự sự vào.

Bài tập 2:

Cho câu “Con người ai cũng yêu quê cha đất tổ của mình.

- Hãy đưa yếu tố miêu tả vào.

Bài tập 3:

Cho câu “Những kẻ ích kỹ không bao giờ nhìn thấy điều gì xa hơn lợi ích nhỏ bé của họ.

- Hãy nối tiếp những câu biểu cảm vào.