Ngữ văn lớp 8 - Bài 19: Câu nghi vấn (tiếp theo)

Ngữ văn lớp 8 - Bài 19: Câu nghi vấn (tiếp theo)

I/ Những chức năng khác:

 1 .Ví dụ.

 2 .Nhận xét:

a) Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

- Bộc lộ tình cảm cảm xúc

  (Sự hoài niệm).

b) Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

- Hàm ý đe doạ.

c) Có biết không? Lính đâu? Sao bây dám để cho phép tắc gì nữa à?

- Hàm ý đe doạ.

d)Một người hằng ngày chỉ..văn chương hay sao?

- Dùng để khẳng định

e) Con gái tôi vẽ đây ư?

- Cảm thán, bộc lộ sự ngạc nhiên.

* Những chức năng khác:

- Dùng để cầu khiến.

- Dùng để khẳng định, phủ định, đe doạ

3.Kết luận:
* Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, đe doạ, cảm xúc và không yêu cầu người đối thoại trả lời.

* Nếu không dùng dể hỏi thì trong một số trường hợp,câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm,dấu chấm than,hoặc dấu chấm lửng.

II/ Luyện tập.

Bài tập 1.

a) Câu nghi vấn: Con người đáng kính ấy bây giừo cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? \rightarrow Bộc lộ cảm xúc, thái độ ngạc nhiên.

b) Trừ câu “Than ôi!” còn lại là câu nghi vấn \rightarrow Bộc lộ cảm xúc, thái độ bất bình.

c) Sao ta nhẹ nhàng rơi? \rightarrow Bộc lộ cảm xúc, thái độ cầu khiến.

d) Ôi, nếu thế quả bóng bay? \rightarrow Bộc lộ cảm xúc, thể hiện thái độ phủ định.

Bài tập 2:

a) Các câu nghi vấn:

- Sao cụ lo xa quá thế?

- Tội gì... để lại?

- Ăn hết ... mà lo liệu?

* Về hình thức: Thể hiện bằng dấu chấm hỏi, các từ nghi vấn(sao, gì).

* Tác dụng: Cả ba câu đều có ý nghĩa phủ định.

- Có thể thay thế :

+ Cụ không phải lo xa quá như thế.

+ Không nên nhịn đói mà để lại tiền.

+ Ăn hết thì lúc chết không có tiền mà lo liệu.

b) Câu nghi vấn: Cả đàn bò ..làm sao?

* Về hình thức: Thể hiện bằng dấu chấm hỏi, các từ nghi vấn(làm sao).

* Tác dụng: tỏ ý băn khoăn, ngần ngại.

* Thay: Giao cả đàn bò cho ..thì chẳng yên tâm chút nào.

c) Câu nghi vấn:

- Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?

* Về hình thức: Thể hiện bằng dấu chấm hỏi và đại từ phiếm chỉ (ai).

* Tác dụng: Có ý nghĩa khẳng định.

* Thay:

- Cũng như con người, thảo mộc tự nhiên luôn có tình mẩu tử.

d) Các câu nghi vấn:

- Thằng bé kia, mày có việc gì?

- Sao lại đến đây mà khóc?

* Về hình thức: Thể hiện bằng dấu chấm hỏi và từ ngữ nghi vấn(gì, sao)

* Tác dụng: Dùng để hỏi.

Bài tập 3.

*  Bạn  có thể kể lai cho mình nghe nội dung bộ phim “Vợ chồng A Phủ” được không?

* Sao cuộc đời chi Dậu lại khốn khổ đến vậy?