Ngữ văn lớp 8 - Bài 15: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Ngữ văn lớp 8 - Bài 15: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

I/ Đọc- Tìm hiểu chung

1/ Tác phẩm:

- Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” sáng tác vào đầu năm 1914 trích trong tập thơ “Ngục trung thư” khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc bắt giam.

2/ Đọc- hiểu chú thích:

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.

II/ Đọc- Hiểu văn bản

1/ Tư thế thái độ của người tù cách mạng.

- Hai câu đầu: Khẳng định phong thái ung dung, lạc quan của người có chí khí lớn, nhà cách mạng lớn. Nhà tù là nơi nghỉ chân trên con đường cách mạng, cứu nước.

- Hai câu 3,4: Tự nhận là người tự do đi giữa thế gian mặc dù bị coi là người có tội giữa năm châu.

- Hai câu 5,6: Khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt cho dù ở tình trạng nào thì chí khí cũng không thay đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời, vãn cười ngạo nghễ trước mọi thủ đoạn của kẻ thù.

- Hai câu 7,8: Khẳng định tư thế hiên ngang của  con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí thép gang mà kẻ thù không thể bẻ gãy. Con người ấy còn sống, còn chiến đấu, không quản bất kì một thử thách nào

2/ Kết luận:

   Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật. Chữ thứ hai của câu 1 là chữ “là” thuộc thanh bằng,

    Như vậy bài thơ này được viết theo luật bằng. Chữ “lưu” ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, dùng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng. Toàn bộ bài thơ có 5 chữ gieo vần bằng : “lưu – tù – châu – thù – đâu”.