Ngữ văn lớp 8 - Bài 25: Bàn luận về phép học

Ngữ văn lớp 8 - Bài 25: Bàn luận về phép học

I/ Đọc, tìm hiểu chú thích.

1. Tác giả, tác phẩm:

- Tác giả: Nguyễn Thiếp (1723-1804), quê ở Hà Tỉnh, Ông là người “Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt làm quan dưới triều đình nhà Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học.

- Tác phẩm:Văn bản trích từ bài Tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung tháng 8-1791.

2. Thể loại, phương thức biểu đạt:

- Tấu là lời của thần dân tâu lên vua Chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

3. Bố cục:

4 đoạn.

- Từ đầu .. tệ hại ấy: Bàn về mục đích của việc học.

- Tiếp..bỏ qua:Bàn luận vềđổi mới phép học.

- Tiếp ... thịnh trị: Kết quả dự kiến.

- Còn lại: kết luận.

II/ Đọc và tìm hiểu văn bản.

1. Mục đích chân chính của việc học.

- Mục đích chân chính của việc học là để làm người.

- Tác giả dùng những câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục mạnh: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”.

2. Phê phán lối học lệch lạc sai trái.

- Phê phán lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có danh mà khong có thực chất.

- Phê phán lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, được những lợi lộc.

- Tác hại của lối học lệch làm cho “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Người trên kẻ dưới đều thích sự chạy chọt, luồn cúi, không có thực chất dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”.

3. Bàn luận về đổi mới phép học.

- Việc học đã phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.

- Việc học bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.

* Phương pháp học:

- Tuần tự tiến lên, từ thấp đấn cao.

- Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

- Học kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

* Tác dụng: Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.