Ngữ văn lớp 8 - Bài 18: Ông đồ

Ngữ văn lớp 8 - Bài 18: Ông đồ

I/ Đọc- Tìm hiểu chung

1/ Tác giả:

- Vũ Đình Liên (1913 – 1996), quê Hải Dương

- Là một trong những lớp nhà thơ đầu tiên của phong trào Thơ Mới.

- Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ

2/ Tác phẩm:

- Bài thơ “ Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ giàu thương cảm của VĐL, đưa VĐL có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ được in trong cuốn “Thi nhân VN”

3/ Đọc- hiểu chú thích:

- Thể thơ ngũ ngôn: mỗi câu có 5 tiếng, mỗi khổ có 4 câu, số khổ, số câu không hạn định, gieo vần chân, vần liền, vần cách, bằng trắc xen kẽ, nối tiếp.

II/ Đọc- Hiểu văn bản

1. Hình ảnh ông đồ trong quá khứ

- Thời gian: “mỗi năm”, “lại thấy”, “hoa đào nở”

=> Ông đồ thường xuyên xuất hiện, quen thuộc với mọi người khi tết đến, xuân về.                                           

- Địa điểm: bên phố đông người.

- Công việc: viết chữ, viết câu đối tết thuê.

+ “bao nhiêu”: nhiều, không kể xiết (người thuê viết)

+“tấm tắc ngợi khen tài”: thái độ thích thú ngưỡng mộ.

=> Ông được trọng vọng, ngưỡng mộ.Ông đồ trở thành trung tâm, được xã hội tôn vinh

2. Hình ảnh ông đồ trong hiện tại

- Hình ảnh ông đồ được khắc hoạ qua nghệ thuật tương phản xưa và nay.

- Không có người thuê viết: “Người thuê viết nay đâu?” => vắng vẻ, hụt hẫng

- Không ai chú ý: “Qua đường không ai hay”

- “Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu 

- Nghệ thuật nhân hoá: giấy đỏ buồn, nghiên sầu và tả cảnh ngụ tình làm tăng thêm sự cô đơn lạc lõng, bẽ bàng của ông đồ.

- “ Lá vàng rơi trên giấy

    Ngoài trời mưa bụi bay”

=> Ông bị gạt ra rìa cuộc sống, bị cuộc đời bỏ quên.

3. Thái độ của tác giả

- Cảnh còn: đào lại nở -> sự luân chuyển tuần hoàn thời gian.

- Ông đồ hoàn toàn vắng bóng: không thấy ông đồ xưa -> lòng người thay đổi. Ông đồ hoàn toàn đã trở thành quá khứ.

+  Những người muôn năm cũ.

+  Hồn ở đâu?

=> Khổ cuối thể hiện nỗi niềm thương cảm chân thành của tác giả trước con người tài hoa một thời vang bóng (nỗi niềm hoài cổ) - Lòng yêu nước thầm kín của Vũ Đình Liên

III. Tổng kết

1. Nội dung:

- Bài thơ thể hiện sự đồng cảm, xót thương của Vũ Đình Liên đối với ông đồ trong sự lụi tàn của văn hoá Nho học

2. Nghệ thuật:

- Thể thơ ngũ ngôn thích hợp với âm điệu trầm lắng, bùi ngùi.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng và tương phản làm nổi bật chủ đề bài thơ.

- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, hình ảnh gợi cảm bởi các thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, sử dụng câu hỏi tu từ…