Ngữ văn lớp 8 - Bài 21: Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

Ngữ văn lớp 8 - Bài 21: Ngắm trăng (Vọng nguyệt)

I/ Đọc và tìm hiểu hai bài thơ.

1. Hai câu đầu.

 “Ngục trung, vô tửu diệc vô hoa

 Đối thử lương tiêu, nại nhược hà?”

- Bác ngắm trăng trong điều kiện: Trong nhà tù thân bị tù đày.

- Dù bối rối nhưng nhà thơ vẫn hướng ra song cửa nhà giam để ngắm trăng.

* Sống trong tù ngục thiếu đủ thứ nhưng nhà thơ vẫn vượt lên, vẫn tràn đầy cảm hứng trước cáI đẹp.

 2. Hai câu cuối.

“Nhân hướng song tiền, khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích, khán thi gia."

- Nghệ thuật: Nhân hoá, phép đối.

* Bác chủ động vượt lên hoàn cảnh để ngắm trăng. Song sắt của nhà tù chỉ giam được thể xác còn không thể giam được tâm hồn Bác.

- Tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái tự chủ ung dung.
- Hai câu thơ thể hiện mối quan hệ đặc biệt, sự giao hoà thắm thiết giữa trăng và người. Phép đối và nhân hoá được sử dụng thành công. Người tù hướng ra ngoài cửa sổ say ngắm vầng trăng sáng, thầm thì tâm sự bằng trí tưởng tượng cùng chị Hằng. Và vầng trăng cũng chủ động vượt qua song sắt, qua khe cửa hẹp của nhà tù để đến với tri âm đến với nhà thơ. Cả hai đều chủ động tìm đến với nhau, giao hoà với nhau, ngắm nhau say đắm. Đó là yình cảm song phương mãnh liệt của cả hai người. Điều đó chứng tỏ Bác Hồ yêu trăng và say trăng từ lâu.
-Hình ảnh cái song sắt sừng sững ngăn cáchgiữa người tù và trăng vừa có nghĩa đen và có nghĩa tượng trưng. Sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng.