Ngữ văn lớp 8 - Bài 27: Hội thoại (tiếp theo)

Ngữ văn lớp 8 - Bài 27: Hội thoại (tiếp theo)

I/ Lượt lời trong hội thoại.

- Người cô nói 5 lượt lời

- Bé Hồng nói 3 lượt lời.

*Kết luận
a): Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Có 3 lần lẽ ra Hồng được nói. Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình của Hồng trước những lời lẽ thiếu thiện chí của bà cô.

*Kết luận
b): Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

- Hồng cố gắng kiềm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên.

 *Kết luận
c): Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách để biểu thị thái độ.

Bài học:

+ Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.

+ Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.

+ Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách để biểu thị thái độ.

II/ Luyện tập.

Bài tập 1.

- Chị Dậu từ chổ nhún nhường xưng cháu, gọi ông sau đó đã vùng lên kháng cự xưng tao, gọi mày.

- Cai lệ: Hống hách luôn miệng quát tháo.

- Người nhà lý trưởng có phần sợ sệt hơn.

- Anh Dậu là người cam chịu.

Bài tập 2.

a) Lúc đầu, cái Tý nói nhiều, rất hồn nhiên. Chị Dậu im lặng.

 Về sau, cái Tý nói ít, rất hồn nhiên. Chị Dậu nói nhiều.

b) Diễn biến phù hợp với tâm lý nhân vật. Lúc đầu cái Tý chưa biết sắp bị bán nên rất vô tư. Còn chị Dậu đau lòng vì phải bán con nên im lặng.

 Về sau, cái Tý biết mình sắp bị bán nên sợ hãi, đau buồn, ít nói. Còn chị cố thuyết phục.

c) Tác giả tô đậm sự hồn nhiên, hiếu thảo...càng làm cho chị Dậu thêm đau lòng khi phải bán con ðtô đậm sự bất hạnh.