Văn 8 - Bài 4: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Văn 8 - Bài 4: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

I/ Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản.

1/ Ví dụ: SGK

2/ Nhận xét:

* Ví dụ 1:

+ Đoạn 1:  Tả cảnh sân trường làng Mĩ Lí thì hiện tại.

+ Đoạn 2: Cảm giác về trường làng Mĩ Lí trước đây một lần đi qua.

=> Hai đoạn văn đều tả về trường Mĩ Lí nhưng việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường không có sự gắn bó với nhau, nên sự liên kết còn lỏng lẻo

* Ví dụ 2:

- Bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn 2

- Tạo ra sự liên tưởng về thời gian với đoạn văn trước=> Chính sự liên tưởng này tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa hai đoạn văn với nhau, làm cho hai đoạn văn liền ý, liền mạch.

=> Tạo ra sự liền mạch thông suốt, sự gắn bó chặt chẽ giữa các đoạn văn.

3/ Kết luận:

- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết.

 

II/ Cách liên kết các đoạn trong văn bản .

1/ Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn.

* Đoạn a:

+ Hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học:

- Bắt đầu là tìm hiểu.

- Sau khâu tìm hiểu là cảm thụ.

+ Từ ngữ liên kết: Bắt đầu là, sau khâu tìm hiểu là…

+ Các từ ngữ khác để chuyển đoạn có tác dụng liệt kê : trước hết,  đầu tiên, cuôí cùng, sau nữa, một mặt,  mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...

* Đoạn văn b:

- Từ liên kết: Từ “ nhưng” quan hệ đối lập

-  Các từ ngữ khác liên kết đoạn mang ý nghĩa đối lập, tương phản: nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại,  song,  thế mà, ...

* Đoạn văn I.2:

- Từ “đó”: chỉ từ

- “ Trước đó”: trước lúc nhân vật tôi tới trường.

- Chỉ từ, đại từ : này, ấy, đó, nọ, vậy, thế…

* Đoạn văn d.

- Từ ngữ liên kết: nói tóm lại

- Từ mang ý nghĩa tổng kết, khái quát: nói tóm lại, nhìn chung, tóm lại, tổng kết lại, kết luận lại….

* Kết luận: Ghi nhớ SGK

2/ Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn.

- Câu nối: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.

=> Câu đó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ  “bố đóng sách vở cho mà đi học” ở đoạn trước

3/ Kết luận: Ghi nhớ SGK

II/ Luyện tập

Bài tập 1.

a/ nói như vậy

b/ thế mà  

 c/ cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1), tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).

Bài tập 2:     

a/ từ đó

b/ nói tóm lại

c/ tuy nhiên

d/ thật khó trả lời

Bài tập 3: Về nhà