Ngữ văn lớp 8 - Bài 29: Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp theo)

Ngữ văn lớp 8 - Bài 29: Lựa chọn trật tự từ trong câu (tiếp theo)

I/ Lý thuyết.

- Trong mọt câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ ,mỗi cách đem lại hiệu quả riêng

- Trật tự từ trong câuthể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng,nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng ,liên kết câu với những câu khác trong văn bản,đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm

II/ Luyện tập

Bài tập 1.

a) -Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

*Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự của các công việc cần phải làm để cổ vũ động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân.

b) -Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn ... hương nữa.

* Trật tự từ, cụm từ thể hiện thứ tự của các công việc chính, việc phụ hoặc việc thường xuyên hằng ngày và việc làm thêm trong những phiên chợ chính.

Bài tập 2.

a) -Cùng lắm, nó có giở quẻ hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.

* Lặp lại từ “Ở tù” để tạo liên kết câu.

b) -Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước cách mạng tháng Tám, trước Cách mạng tháng Tám ông thường dùng để chơi ngông với đời.

*Lặp lại “vốn từ vựng” để tạo liên kết.

c) -Chả mấy khi được lộc vua ban “Còn một con trâu và một thúng gạo,  lo liệu việc đó.”

*Lặp lại cụm từ “Còn một con trâu và một thúng gạo" để tạo liên kết câu.

d) - Trong mười năm ấy, Thơ mới “Trong sự thắng lợi ấy, “nhà thơ mới.

*Lặp lại cụm từ “Trong sự thắng lợi ấy” để tạo liên kết câu.

Bài tập 3.

 Đảo trật tự thông thường để nhấn mạnh tâm trạng man mác buồn.

Bài tập 4.

Câu a) Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.\Rightarrow Câu miêu tả bình thường.

Câu b) Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa .\Rightarrow Đảo trật tự C-V làm bổ ngữ để nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật.

*Căn cứ vào văn cảnh chọn câu b) là thích hợp.

Bài tập 5.

Cách sắp xếp hợp lí vì:

-Xanh:màu sắc,đặc điểm về hình thức dễ nhìn thấy.

- Nhũn nhặn: tính khiêm tốn, phải có thời gian tìm hiểu mới biết được

- Ngay thẳng: phẩm chất tốt đẹp, cũng phải có nhiều thời gian tim hiểu.