Ngữ văn lớp 8 - Bài 26: Thuế máu

Ngữ văn lớp 8 - Bài 26: Thuế máu

I/ Đọc, tìm hiểu chú thích..

1. Tác giả, tác phẩm:

- Tác giả:Nguyễn Ái Quốc tên gọi của Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước 1945.

- Tác phẩm được viết tại Pháp bằng tiến pháp và được xuất bản ở Pa-ri 1925.

- Thuế máu là chương đầu tiên của Bản án chế độ thực dân Pháp.

2. Thể loại, phương thức biểu đạt:

Phóng sự - chính luận.(Nghị luận)

3. Bố cục:

3 phần.

   a) Chiến tranh và người bản xứ.

   b) Chế độ lính tình nguyện.

   c) Kết quả của sự hi sinh.

II/  Đọc ,tìm hiểu văn bản

1. Chiến tranh và người bản xứ.

a) Thái độ của các quan cai trị.

- Trước chiến tranh: Họ được xem là giống người hạ đẳng, bị đối xữ, đánh đập như súc vật. Bọn thực dân gọi là An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe và ăn đòn.

- Khi chiến tranh bùng nổ: Gọi là những đứa con yêu, bạn hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lí tự do… họ được các quan cai trị tâng bốcvỗ về, được phong cho ngững danh hiệu cao quý.

Thủ đoạn lừa bịp của chính quyền thực dân để biến họ thành vật hi sinh.

- Nghệ thuật: Danh từ, tính từ, giọng điệu trào phúng tác giả đã mĩa mai, châm biếm sự giả dối, thâm độc của chế độ thực dân. Sự đối lập, tương phản.

b) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.

- Họ phải đột ngột xa gia đình, quê hương: đem mạng sống đổi lấy vinh dự hão huyền.

- Họ biến thành vật hi sinh của những kẻ cầm quyền.

- “Tổng cộng có 70.000 người bản xứ đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, 8.000 ngươig không trở vềvà không trông thấy mạt trời trên quê hương mình...”

* Đó là những luận cứ hùng hồn để lật mặt nạ giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp.

2. Chế độ lính tình nguyện.

a) Các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính.

- Chúng tiến hành lùng, vây bắt và cưỡng bức.

- Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, kiếm tiền đối với con nhà giàu..

- Sẵn sàng trói, nhốt, xích người như súc vật, sẵn sàng đàn áp nếu có người chống đối.

b) Phản ứng của người dân bị bắt đi lính.

- Họ tìm mọi cách, mọi cơ hội để trốn thoát.

- Tự huỷ hoại bản thân mình băng những căn bệnh nặng.

c) Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.

- Chính quyền thực dân vẫn rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa. Sự thật không hề có sự tự nguyện, đó chỉ là lời bịp bợm của kẻ cầm quyền.

3. Kết quả của sự hi sinh.

- Khi chiến tranh chấm dứt thì các lời tuyên bố  “tình tứ” tự dưng im bặt.

- Những người từng hi sinh xương máu trở lại “giống người hèn hạ”

* Bộ mặt tráo trở, tàn nhẫ đã tước đoạt hết của cải mà người lính thuộc địa mua sắm được, đánh đập họ vô cớ, đối xữ với họ như súc vật.

*  Nghệ thuật: Dùng những câu nghi vấn để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
*  Nghệ thuật châm biếm, đả kích thể hiện bằng các từ:

“An-nam-mít”,”con yêu”; “bạn hiền”, “vật liệu biết nói”, “tấp nập đầu quân” “không ngần ngại rời bỏ quê hương”..

III/ Tổng kết.

   Chính quyền thực dân đã biến người dân ngèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua chát.

IV. Luyện tập

- Tác giả đã vạch trần sự thật bằng những tư liệu phong phú, với tấm lòng của một người yêu nước,1 người cộng sản,tác giả đã khách quan trong từng sự việc nhưng ta vẫn thấy trong các câu văn ứ trào căm hờn,chứa chan lòng thương cảm ->tất cả làm thành mục đích chiến đấu mãnh liệt của văn chương Nguyễn Ái Quốc-HồChí Minh.